Email marketing là gì? Khi nào nên sử dụng và ứng dụng ra sao để đem về con số thực tế trong doanh thu?! Cùng iSharedigital tìm hiểu qua bài viết dưới đây về phương thức tưởng như cũ kỹ lỗi thời nhưng lại là kênh không thể thiếu này nhé!
Email marketing là gì?
Một cách dễ hiểu, email marketing là phương thức quảng cáo được triển khai thông qua thư điện tử để mang thông điệp phù hợp tới khách hàng mục tiêu! Tuy nhiên, điều này không có nghĩa email marketing là gửi 1 email đơn lẻ hay ‘spam’ hàng loạt nội dung chào hàng đến danh sách khách hàng được mua từ bên thứ 3 – dù trong thực tế không ít doanh nghiệp vẫn đang thực hiện!
Email marketing là sự kết hợp giữa 2 khái niệm Email và Marketing.
Bởi vậy, hiểu theo cách tối ưu, email marketing là phương thức quảng cáo giúp doanh nghiệp chăm sóc đối tượng tiềm năng hoặc khách hàng cũ bằng những thông điệp/ nội dung nói trúng ‘tim đen’ về nỗi bận tâm, lo lắng hay ước mơ động lực của họ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể dần dần ảnh hưởng quyết định của khách hàng và khuyến khích họ đưa ra lựa chọn có lợi cho thương hiệu – chẳng hạn chọn bạn thay vì đối thủ hay upsell
Nói cách khác, thay vì sử dụng email marketing để tiếp cận khách hàng mới như các phương thức digital thường dùng, email marketing là chiến lược phù hợp hơn để giữ chân và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ! Do đó nêu ứng dụng phù hợp, email marketing sẽ là ‘công cụ’ giúp thu hẹp khoảng cách đôi bên!
Khi nào thì nên triển khai chiến dịch email marketing?
Như đã đề cập trước đó, email marketing là công cụ tối ưu để chăm sóc khách hàng khi họ đã chấp nhận để lại thông tin ở giai đoạn trước đó. Lúc này, mục tiêu và ứng dụng thực tế của các chiến dịch email marketing thường là:
- Thiết lập mối quan hệ với đối tượng tiềm năng thông qua những nội dung mang tính cá nhân
- Đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu, khiến khách hàng tiềm năng nhớ về bạn như một trong những lựa chọn ưu tiên khi có nhu cầu
- Đưa những nội dung, bài viết mới tới người đọc để tăng lưu lượng truy cập cho website, hỗ trợ SEO hay thúc đẩy bán hàng
- Thu thập thông tin và hoàn thiện chân dung khách hàng thông qua cách họ tương tác với những nội dung/ chủ đề email
- Quảng bá sản phẩm, dịch vụ và những sự kiện, chương trình ưu đãi liên quan
- Điều hướng hành vi đối tượng tiềm năng bằng những nội dung hữu ích giúp tháo gỡ dần dần những khó khăn họ đang đối mặt và kéo họ gần hơn về những hành động có lợi cho thương hiệu!
Ưu nhược điểm của email marketing là gì? Vì sao doanh nghiệp cần cân nhắc xây dựng hệ thống email marketing?
Nếu ai đó nói email marketing là công cụ đã trở nên thoái trào, đừng vội tin ngay vì có thể họ đang sử dụng sai cách! Thực tế, cùng với sự phát triển của công nghệ cho phép các chiến dịch email marketing được triển khai tự động với tính cá nhân cao theo kịch bản có sẵn, email marketing đang trở thành miếng ghép quan trọng hơn bao giờ hết cho các doanh nghiệp dịch vụ hay B2B.
Theo những nghiên cứu mới nhất:
- Email marketing có tác động trực tiếp tới quyết định thanh toán của ⅔ khách hàng tương tác
- Chỉ 20% số lead thu về có khả năng chuyển đổi tức thì. Điều này cũng có nghĩa, họ cần được tiếp tục chăm sóc trước khi được liên hệ và email marketing là công cụ phù hợp nhất trong trường hợp này
- Xét về hiệu quả chuyển đổi, tính hiệu quả của email marketing có thể cao hơn Facebook đến 40 lần nếu sử dụng đúng cách cùng sự hỗ trợ của các hệ thống marketing automation hoặc CRM
- CTR của các chiến dịch email marketing cho khách hàng B2B thường cao hơn 47% so với khách hàng B2C
- 60% doanh nghiệp B2B có khẳng định tích cực về tính chi phí – hiệu quả (ROI) của email marketing
Và có lẽ, một trong những lý do khiến email trở thành phương thức không bao giờ ‘lỗi mốt’ đó là bởi email là kênh mà bạn ‘sở hữu’. Bởi vậy, tính hiệu quả sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự ‘tiến hóa’ liên tục trong điều lệ, thuật toán của các kênh trả phí như Facebook, Google… Thay vào đó, khi đã thử nghiệm và tìm ra những kịch bản email tối ưu cho từng đối tượng, bạn có thể ứng dụng mãi mãi cho đến khi có sự ‘xáo trộn’ lớn trong hành vi (chẳng hạn đại dịch Covid-19).
Ở mặt ngược lại, email marketing cũng có những điểm yếu, đó là khách hàng có thể sẽ ngừng theo dõi (unsubscribe) khi cảm thấy bị làm phiền theo nhiều cách:
- Chẳng hạn họ đã hết nhu cầu quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ
- Bị làm phiền bởi quá nhiều email. Thực tế có tới 78% đối tượng mục tiêu ‘unsubscribe’ vì lý do trên
- Những nội dung email không phù hợp với mối quan tâm thực sự của họ
Thế nên điều quan trọng nhất trong chiến dịch email marketing là làm thế nào để tạo ra nội dung khiến khách hàng muốn ‘click’ đồng thời khiến họ trông chờ những email tiếp theo. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần:
- Phân nhóm và xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng
- Hiểu về hành trình khách hàng và những giai đoạn họ đi qua
- Thiết kế kịch bản nội dung (workflow) cho từng đối tượng
Từ đó kết nối mọi thứ lại bằng những hệ thống email marketing phù hợp với khả năng tự động hóa và tích hợp nhiều công cụ liên quan!
Hãy dành một chút thời gian tìm hiểu những khái niệm đề cập bên trên trước khi đến với những gợi ý dưới đây nhé!
3 gợi ý giúp triển khai hiệu quả chiến dịch email marketing
1. Xây dựng chiến lược email marketing bài bản
Dưới đây là 5 bước cơ bản để bạn bắt đầu xây dựng chiến lược email marketing. Tất nhiên trong quá trình làm sẽ phát sinh nhiều nhiệm vụ chi tiết hơn, thế nhưng hãy bắt đầu với khung xương trước nhé:
- Xây dựng chân dung khách hàng: Một chiến lược email marketing bài bản bắt đầu từ đối tượng của bạn là ai, nhu cầu, mong muốn của họ là gì, từ đó đưa ra giả định về những chiến lược nội dung phù hợp.
- Thiết lập mục tiêu chiến dịch: Ví dụ như tỷ lệ mở, hay CTR hướng tới là bao nhiêu, từ đó không ngừng điều chỉnh để tối ưu chiến dịch. Để bắt đầu, bạn có thể sử dụng các tỷ lệ trung bình của ngành, chẳng hạn như tỷ lệ mở email của dịch vụ tài chính – 16%; giáo dục -18%; công nghiệp sản xuất – 17%; dịch vụ IT – 19%; sức khỏe -19%…
- Xây dựng kịch bản và lựa chọn loại email phù hợp: Cân nhắc kết hợp các dạng email như – newsletter, thư mời sự kiện, thư cảm ơn khi đăng ký, thư giới thiệu sản phẩm, thư cung cấp nội dung hữu ích… để tạo thành những luồng nội dung liền mạch đưa khách hàng tới hành động mong muốn
- Chọn tần suất phù hợp cho từng đối tượng: Bám sát lịch để tạo thói quen cho đối tượng hướng tới và duy trì ở tần suất hiệu quả nhất
- Đo lường, tối ưu!
2. Tích hợp hệ thống CRM để tự động hóa chiến dịch email marketing
Bạn có thể dễ dàng quản lý và cá nhân hóa nội dung email gửi tới khách hàng ở quy mô nhỏ nhưng khi danh sách email trở nên khổng lồ theo năm tháng, đó là điều không thể! Để đưa đúng thông điệp tới đúng người, đúng thời điểm, doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ từ những hệ thống tinh vi hơn!
Phần lớn các hệ thống email marketing thông thường đều có khả năng giúp bạn theo dõi tỷ lệ mở hay các tương tác trên email. Ưu điểm của các hệ thống này là phí dịch vụ rẻ, đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm thấy rõ của các hệ thống gửi email trên là sự cơ bản trong chức năng!
Thiếu cái nhìn tổng thể về hành vi tương tác của đối tượng mục tiêu trên cả môi trường trực tuyến như website, social sẽ khiến bạn khó lòng tối ưu chiến dịch! Điểm vượt trội của hệ thống CRM so với các nền tảng gửi email thông thường là:
- Khả năng phân nhóm danh sách email thành các khuôn mẫu điển hình dựa trên hành vi tương tác của họ, không chỉ trên email mà từ toàn bộ các kênh ứng dụng
- Hỗ trợ test các chiến dịch email
- Hệ thống theo dõi, đo lường hoàn thiện hơn
- Tích hợp chức năng email marketing automation – gửi email marketing tự động theo kịch bản hoàn hảo nhất
- Sở hữu thuật toán giúp đánh giá cơ hội chuyển đổi của đối tượng mục tiêu trong quá trình chăm sóc nhờ hệ thống machine learning
Tham khảo thêm CRM là gì? Và vì sao nên ứng dụng CRM trong các chiến dịch marketing
3. Phân nhóm danh sách email
Nếu không sử dụng các hệ thống CRM để tự động phân nhóm đối tượng mục tiêu theo chân dung có sẵn, khi gửi email, doanh nghiệp nên tránh gửi đại trà mà thay vào đó, chia nhỏ danh sách theo các yếu tố tương đồng để ‘cá nhân hóa nội dung’!
Một vài cách chia nhóm thường được ứng dụng là:
- Khu vực địa lý
- Giai đoạn trong đời
- Giai đoạn trong hành trình khách hàng
- Lĩnh vực hoạt động
- Những tương tác trước đó với thương hiệu
- Chức danh nghề nghiệp
Hoặc bất kỳ cách thức nào phù hợp với mô hình của bạn và thuận tiện cho việc phát triển nội dung!
Lời cuối
Tóm lại, để triển khai hiệu quả chiến dịch email marketing, doanh nghiệp cần thay đổi góc nhìn từ:
- Mục tiêu ứng – chăm sóc khách hàng cũ và nuôi dưỡng cơ hội chuyển đổi của đối tượng tiềm năng
- Cách ứng dụng – tích hợp hệ thống CRM để đặt chiến dịch email marketing trong bức tranh tổng của toàn chiến dịch
- Chiến lược phát triển nội dung – tập trung vào tính cá nhân hóa và sự hữu ích trong bài viết để khiến người đọc háo hức mong chờ như một thói quen!
Tham khảo thêm những nội dung liên quan về email marketing tại: