Một trong những cách tối ưu hiệu quả và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khi chạy quảng cáo Google là nhắm mục tiêu theo vị trí (Geotargeting). Vì sao lại vậy? Cùng iSharedigital đi sâu vào chức năng ‘nhỏ nhưng có võ’ này nhé!
5 lợi ích ít ai nói tới của việc nhắm quảng cáo theo vị trí trong Google Ads
Nhắc đến nhắm quảng cáo theo vị trí địa lý, ta thường bắt đầu với các thành phố lớn có cơ sở/ chi nhánh hoạt động và dừng lại ở đó. Tuy nhiên, chức năng ‘targeting’ này lại có nhiều tiềm năng hơn thế mà nếu có thể tận dụng trong một vài trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp còn có thể:
– Tiết kiệm chi phí quảng cáo: ví dụ trung tâm anh ngữ, spa, làm đẹp chỉ thu hẹp phạm vi quảng cáo đến các quận lân cận hoặc trong phạm vi vài km – những đối tượng có xác suất chuyển đổi cao hơn các quận xa
– Tối đa trải nghiệm: tận dụng lợi thế địa phương hoặc nhắm tới 1 nhóm cộng đồng cố định – ví dụ sử dụng quảng cáo tiếng Hàn cho khu vực quận 7 thay vì song ngữ Việt – Anh
– Phân nhóm khách hàng tốt hơn: ví dụ nhắm quảng cáo theo khu vực sinh sống sẽ phần nào chia nhỏ được tầng lớp cùng mức thu nhập của đối tượng mục tiêu. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn chạy quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ cao cấp, đâu là những khu vực có mức sống cao nhất ở nơi bạn sống?
– Đúng thời điểm, gạt bỏ rào cản khoảng cách: Đôi lúc quảng cáo của bạn tiếp cận tới đúng người nhưng khoảng cách là trở ngại. Vậy nghĩ thử nhé, sẽ thế nào nếu ‘chương trình khuyến mãi’ đang diễn ra chỉ cách bạn vài bước chân?
– Đồng hành cùng xu hướng đám đông: 70% người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ vị trí của họ để nhận lại một lợi ích nào đó. 61% sẽ chi tiêu tại các trang ‘tối ưu hóa’ cho vị trí họ ở. Bởi vậy sẽ thật đáng tiếc nếu doanh nghiệp bỏ phí chức năng geotargeting này khi chạy quảng cáo Google!
Vậy làm thế nào để khai thác các ưu điểm của chức năng nhắm quảng cáo theo vị trí địa lý? Cùng hiện thực hóa các ‘lời hứa’ nêu trên qua 5 ‘mẹo nhỏ’ dưới đây nhé!
5 cách ứng dụng chức năng Geotargeting trong Google Ads
1. Cân nhắc kỹ càng về cách nhắm vị trí
Trong phần ‘location option’ doanh nghiệp luôn có nhiều hơn 1 lựa chọn:
- Present – Nhắm tới những đối tượng đang có mặt tại địa điểm được chọn
- Search interest – Những đối tượng đang tìm kiếm giải pháp liên quan tại khu vực quảng cáo
- Hoặc thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp trên là được
Chế độ mặc định của hệ thống Google Ads luôn là ‘thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện là được’. Với đại đa số ngành nghề, đây là lựa chọn hiển nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp doanh nghiệp cần thực sự cân nhắc để tránh mẫu quảng cáo của bạn ‘đi lạc’ đến nơi khác.
Hãy nghĩ thử về trường hợp 1 người sống ở Hà Nội nhưng đang có ý định du lịch Sài Gòn chẳng hạn, hành vi tìm kiếm của họ lúc này rất có thể ‘đánh lừa’ hệ thống và khiến mẫu quảng cáo của bạn phân phối tới những đối tượng không thực sự khả dĩ!
2. Phủ định từ khóa theo khu vực
Sử dụng ‘Search Terms Report’ để kiểm tra những từ khóa đã ‘kích hoạt’ quảng cáo. Nếu để ý thấy những ‘từ khóa + hậu tố địa phương’ – ví dụ digital agency tại Hồ Chí Minh – nhưng không nằm trong khu vực bạn nhắm tới, hãy thêm chúng vào danh sách phủ định và áp dụng cho toàn chiến dịch.
Tất nhiên, để tối ưu, doanh nghiệp nên lập danh sách từ khóa phủ định từ trước khi chạy chiến dịch và liên tục bổ sung định kỳ sau mỗi lần đọc báo cáo. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết giảm được ‘kha khá’ chi phí cho những đối tượng nằm ngoài ‘khả năng’ ngay từ bước đầu và có thêm ngân sách cho những cơ hội trong tâm ‘phủ sóng’.
→ Tìm hiểu thêm cách sử dụng từ khóa phủ định tại: Từ khóa phủ định là gì? Lợi ích khi sử dụng từ khóa phủ định trong Google Ads
3. Tối thiểu hóa CPA với bid adjustment
Không phải xác suất chuyển đổi tại mọi khu vực, mọi thành phố đều như nhau. Tuy nhiên chỉ ưu tiên các khu vực trọng điểm mà bỏ rơi các địa phương còn lại cũng không phải là lựa chọn tối ưu. Giữa việc nên dàn đều ra mọi khu vực hay chỉ tập trung vào thị trường chính, doanh nghiệp có thể lựa chọn theo cách thứ 3 với chế độ bid adjustment – điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bid x% cho từng địa phương khác nhau.
Chẳng hạn, nếu thương hiệu của bạn có sức ảnh hưởng khá lớn và được ưu ái nhiều tại các khu vực miền tây nhưng không đủ mạnh để cạnh tranh với nhãn hàng quốc tế tại thành phố lớn, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược trên với danh sách từ khóa để:
- Vừa hạn chế ‘những click đắt đỏ’ ở những thị trường ‘yếu thế’
- Vừa đảm bảo và duy trì thứ hạng hiển thị tốt tại các khu vực ưu tiên
4. Đừng ngại thu hẹp khu vực nhám đối tượng đến tận cùng
Bên cạnh việc tùy biến giá bid theo khu vực như gợi ý 3, nếu gặp giới hạn về ngân sách, hoặc hoạt động kinh doanh không phụ thuộc vào cơ sở, chi nhánh, bạn cũng đừng ngại thu hẹp phạm vi quảng cáo – tập trung vào các khu vực mang lại doanh thu tốt nhất, và để các chiến lược SEO hoặc inbound marketing ‘chăm lo’ khu vực còn lại.
Lấy ví dụ như thương hiệu thời trang lớn, nếu có các cơ sở hoạt động ở các tỉnh, thành phố, dù ít dù nhiều, doanh nghiệp cũng cần san sẻ ngân sách quảng cáo để đảm bảo doanh thu cho từng chi nhánh như gợi ý 3. Tuy nhiên nếu triển khai bán hàng online toàn quốc và không mở chi nhánh cửa hàng ở từng địa phương, tập trung tối đa nguồn lực ở thị trường béo bở nhất vẫn là chiến lược lý tính hơn!
5. Ứng dụng Google Trends trong việc khoanh vùng khu vực quảng cáo
Nếu băn khoăn về các khu vực nên chạy quảng cáo Google khi phạm vi hoạt động của doanh nghiệp dàn trải trên nhiều địa bàn, Google Trends có thể là một gợi ý, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng đang có sự thay đổi lớn sau đại dịch.
Với Google Trends, doanh nghiệp có thể xác định được những từ khóa, chủ đề đang được quan tâm tại từng khu vực, từ đó xác định đâu là danh sách cụm từ tối ưu khi kết hợp với việc ‘nhắm mục tiêu theo vị trí, địa phương’! Và một chút thêm thắt về vị trí trên nội dung quảng cáo (adtext hoặc extension) cũng có thể tạo ra tính cộng hưởng lớn trong trường hợp này!
Suy cho cùng chạy quảng cáo Google vẫn là làm thế nào để ‘đưa dòng tiền’ doanh nghiệp đổ về nơi có lợi nhuận cao nhất. Khoanh vùng được giới hạn phạm vi – không quá rộng khiến CPA tăng cao, không quá hẹp đến mức ‘không cắn’ tiền, ít nhất bạn cũng đi được một bước quan trọng đầu tiên!
Google Ads là hình thức quảng cáo gắn liền với nhu cầu thị trường và là xu hướng dài hạn với tính ổn định cao. Tuy nhiên chạy quảng cáo Google cũng không mấy dễ dàng để tối ưu hiệu quả nếu không đi sâu vào phân tích dữ liệu và các chiến dịch testing. Bài viết trên chỉ cung cấp một phần rất nhỏ về các ‘mẹo’ cơ bản cho người mới. Để có cái nhìn sâu hơn về các khái niệm cũng như những những tính năng có thể khai thác và các dữ liệu có thể sử dụng, hãy tham khảo thêm tại chuôi bài viết trong 2 chủ đề dưới đây nhé: