Google Analytics là một công cụ tuyệt vời vì nó giúp bạn loại bỏ các phỏng đoán hành vi của người dùng trên website. Tỷ lệ chuyển đổi cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhiều trang web và báo cáo Google Analytics chắc chắn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn chuyển đổi đã xảy ra như thế nào.
Google Analytics là một cụ để cải thiện sản phẩm, nó giúp bạn biết chính xác những gì người dùng đang làm, họ đến từ đâu, họ ở trên web của bạn bao lâu..vv. Tất cả những điều đó tác động đến tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ giữ chân người dùng và nhiều chỉ số khác. Google Analytics có thể là một công cụ phức tạp, nhưng nó cung cấp một lượng thông tin chi tiết khổng lồ. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ nói về những gì bạn có sử dụng Google Analytics để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Phân tích hành vi người dùng với báo cáo behavior flow Google Analytics
Để cải thiện trải nghiệm người dùng hay còn gọi là user experience, bạn cần hiểu hành vi của họ trên website của bạn. Họ đang trải nghiệm trang web của bạn như thế nào? Họ đang đi đâu? Họ đến từ đâu? Bằng cách tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của hành vi người dùng thông qua Google Analytics, bạn có thể khám phá các khu vực có vấn đề mà sau đó bạn có thể ưu tiên giải quyết.
Báo cáo Behavior Flow trong Google Analytics
Luồng hành vi (behavior flow) trong báo cáo Google Analytics xác định các trang, lưu lượng truy cập và đường dẫn của lưu lượng truy cập. Chẳng hạn như các tuyến đường phổ biến nhất mà khách truy các trang cụ thể khi vào và ra khỏi trang web của bạn.
Bạn có cái nhìn tổng thể tuyệt vời của lưu lượng xung quanh một trang cụ thể, hành trình khách hàng hoặc kênh truy cập. Khi bạn so sánh luồng hành vi với thời gian dành cho trang web của mình, bạn có thể nhanh chóng xác định các trang là trung tâm chuyển đổi, những trang có tỷ lệ bounce rate cao. Để có thể đưa ra giải pháp cải thiện nó.
Mọi người di chuyển trên trang web của bạn như thế nào
Hãy xem luồng hành vi là một cách tuyệt vời để phân tích hành trình người dùng hiện tại để tối ưu hơn nữa.
Ví dụ: bạn có thể tối ưu theo mục tiêu khách truy cập để lại form, mua hàng hoặc đọc một bài viết trên chuyên mục blog của bạn. Bạn có thể nhìn thấy vấn đề nếu họ nhấp qua lại giữa nhiều trang. Điều đó có nghĩa là người dùng của bạn đang gặp khó khăn khi tìm kiếm nội dung họ muốn.
Đó là một chỉ số tuyệt vời để ban xem xét cách bạn điều hướng, thiết kế trang web, hoặc suy nghĩ các điều hướng nội dung.
Người dùng đang rời đi đâu?
Luồng hành vi cung cấp cho bạn một cách nhìn sâu sắc. Ví dụ: bạn thấy nơi khách hàng truy cập và rời khỏi trang web của bạn, đặc biệt là với số lượng lớn người dùng. Đây có thể là một điều tốt hoặc điều bạn không mong muốn.
Hãy xem xét kỹ điểm điểm này, nếu họ rời khỏi trang của bạn tại trang cảm ơn thì đó là một điều tuyệt vời mà bạn mong muốn khi họ hoàn thành form đăng ký. Ngược lại nếu họ rời đi trước khi họ điền form, điều này cho thấy có một cái gì ngăn cản họ hoàn thành nó. Hãy xem xét điều này để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Câu hỏi mà luồng hành vi Google Analytics có thể trả lời
Báo cáo luồng hành vi trong Google Analytics sẽ trả lời nhiều câu hỏi như:
- Những trang nào khách truy cập bắt đầu truy cập?
- Họ thoát khỏi trang web ở đâu?
- Hành trình của khách hàng truy cập trang web trông như thế nào trên trang web: họ truy cập trang nào và theo thứ tự nào?
- Họ có chuyển đổi hay không?
- Họ đã rời đi ở điểm nào trong phễu?
Bằng cách phân tích kỹ lưỡng luồng hành vi, bạn có thể tối ưu hành trình của người dùng để tạo ra các bước hợp lý, có ý nghĩa và dễ dàng để khuyến khích người dùng hướng đến chuyển đổi.
Theo dõi sự kiện trong báo cáo sự kiện Google Analytics
Một trong những công cụ tuyệt vời khác trong Google Analytics vì nó cho phép bạn theo dõi hành động của người dùng trên trang web của bạn. Theo dõi sự kiện (event) cho phép bạn theo dõi các sự kiện như nhấp chuột trên các nút CTA, sự kiện điền form thành công, bắt đầu chat…vv. Nói một cách đơn giản, theo dõi sự kiện cho phép bạn tìm hiểu kỹ hơn mọi người tương tác với một yếu tố được xác định cụ thể trên trang web của bạn hay không?
Bạn sẽ phải tự thiết lập chúng, nhưng điều đó cũng xứng đáng. Ví dụ: bạn có thể kiểm tra xem nút CTA của bạn có khiến người dùng hành động hay không. Nó cũng là một công cụ tuyệt vời để theo dõi sự thành công của các mục tiêu tải xuống (tải dữ liệu dự án, nhận báo giá…vv). Thật tuyệt khi theo dõi các lần phát video nếu trang web của bạn có nhúng video.
Xem báo cáo: behavior -> events -> overview
Bất cứ điều gì và mọi thứ khách truy cập hoặc người dùng nhấp vào, bạn có thể theo dõi với theo dõi sự kiện.
So sánh theo dõi sự kiện với các luồng hành vi
Bạn có thể và ban nên so sánh dữ liệu theo dõi sự kiện với các luồng hành vi để có được cái nhìn tuyệt vời về cách khách truy cập của bạn di chuyển. Hành trình và những gì trong các luồng đó có thu hút sự chú ý của họ hay không.
Báo cáo đối tượng Google Analytics
Báo cáo đối tượng trong Google Analytics cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về khách hàng truy cập của bạn. Thông tin chi tiết về đối tượng cung cấp cho bạn một số lượng chi tiết để kể như vị trí khách truy cập, nhân khẩu của họ như giới tính và thậm chí cả thiết bị nào họ đã sử dụng để truy cập trang web của bạn.
Ngoài ra, đây là nơi bạn có thể tìm hiểu thông tin thiết bị, trình duyệt, hệ điều hành và khách truy cập của bạn sử dụng mà còn cả loại trình duyệt của họ truy cập.
Báo cáo đối tượng có thể đi sâu vào nhiều chi tiết, cung cấp cho bạn thông tin sâu sắc về cách hiểu rõ hơn về đối tượng của bạn là ai và cách họ truy cập trang web của bạn.
Tìm các mẫu báo cáo đối tượng hữu ích
Tất cả các mô hình này là cơ hội. Chúng sẽ cho phép bạn tại trải nghiệm người dùng cụ thể hơn nhiều. Ví dụ: nó có thể cho bạn thấy một lượng lớn khách truy cập vào ban đêm hay buổi sáng sớm. Đây là một công cụ quan trọng vì nó giúp bạn có thể biết được hành vi của khách truy cập. Và nó cũng giúp bạn tạo ra trải nghiệm tốt hơn và những chiến dịch marketing tốt hơn.
Nếu bạn nhận thấy hầu hết khách truy cập của bạn chuyển đổi vào đầu giờ chiều, hoặc họ không bao giờ chuyển đổi vào cuối tuần. Bạn có thể sử dụng kiến thức này để điều chỉnh thời gian của các chiến dịch marketing của bạn.
Tìm cơ hội trong báo cáo đối tượng
Báo cáo đối tượng cung cấp cho bạn cơ hội cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Ví dụ: nếu bạn nhận thấy nhiều khách hàng truy cập trên điện thoại có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn hẳn các đối tượng sử dụng các thiết bị khác như máy tính để bàn và máy tính bảng. Bạn có thể điều chỉnh chi tiêu trên thiết bị di động nhiều hơn trong chiến dịch marketing của mình trên các kênh quảng cáo như Google, Facebook.
Một ý tưởng tuyệt vời khác là xác định độ tuổi khách hàng có chuyển đổi, nó giúp bạn cung cấp thông điệp phù hợp cho những đối tượng này. Giúp bạn có khả năng chuyển đổi tốt hơn.
So sánh đối tượng với số liệu trong Google Analytics
Không nghi ngờ gì nữa, báo cáo đối tượng là một công cụ hữu ích. Nó cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về các tập hợp con khác nhau của đối tượng của bạn và nó cũng có thể giúp bạn các định đối tượng phụ. So sánh các mẫu đối tượng khác nhau mà bạn tìm thấy với các số liệu, chẳng hạn như tỷ lệ chuyển đổi và luồng hành vi hoặc theo dõi sự kiện để hiểu sâu hơn về những hoạt động của khách hàng.
Tìm hiểu mục đích của người dùng với Google Analytics
Đó là cách sử dụng công cụ này như một phương tiện để hiểu lý do tại sao mọi người chọn truy cập trang web của bạn ngay từ đầu. Nó trả lời các câu hỏi như:
- Khách truy cập đang cố gắng đạt được điều gì?
- Họ đang tìm kiếm thông tin gì?
- Họ đang cố gắng làm gì?
Google Analytics không làm sẵn điều này cho bạn. Tùy thuộc vào bạn để tìm hiểu và phân tích dữ liệu. Dữ liệu này rất hữu ích trong việc hỗ trợ hoặc tranh luận về mặt lý thuyết. Như giữa hai landing page, thiết kế và nội dung của landing page nào đem lại hiệu quả hơn.Bạn có thể chạy thử A/B testing để có được số liệu và phân tích được landing page nào có tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Báo cáo số lượt xem Google Analytics
Hãy xem các lượt xem trang để xem tần suất một trang được truy cập. Bạn có thể so sánh tất cả các lần xem trang với lần xem trang duy nhất, bạn có thể biết khách truy cập có đang xem nội dung nhiều lần hay không. Bạn có thể bắt đầu hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa khách truy cập với nội dung của bạn.
Ví dụ: Thường những bài đăng hướng dẫn liên quan tới cài đặt tracking hoặc những bài hướng dẫn thực hành. Khách truy cập xem nhiều lần có thể đó là một nội dung đáng tin cậy có giá trị với họ. Hoặc nếu là trang sản phẩm đắt tiền, khách hàng sẽ cần xem xét nhiều lần trước khi chuyển đổi.
Số lượt xem trang và tương tác của người dùng
Số lượt xem trang là một cách tốt để đo mức độ tương tác của người dùng. Bạn có thể kiểm tra nó bằng cách xem số lượt xem trang và tỷ lệ chuyển đổi.
Khi bạn so sánh số lượt xem trang và tỷ lệ chuyển đổi, bạn có thể xác định xem người dùng có chuyển từ trang này qua trang khác nhiều lần không. Điều đó có thể do họ không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Chắc chắn đó là lý do khuyến khách truy cập không chuyển đổi.
Các lượt xem trang cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp không phải là điều bạn mong muốn, nhưng đó là một báo cáo tôi nghĩ bạn nên xem xét. Đó là cơ hội để bạn kiểm tra và khắc phục những gì cản trở khách truy cập chuyển đổi. Có thể là một liên kết bị hỏng, điều hướng trang phức tạp hoặc nội dung khó hiểu.
Đó là lý do tại sao Google Analytics quan trọng. Nó cho phép bạn xác định các loại báo cáo ưu tiên. Nhìn vào dữ liệu báo cáo bạn có thể phân tích để biết chính xác trang web của bạn đang ảnh hưởng đến khách truy cập như thế nào.
Tỷ lệ thoát
Tỷ lệ thoát đề cập đến tỷ lệ của khách truy cập trang web của bạn và rời đi mà không tương tác như chuyển hướng đến trang khác, thực hiện một hành động như điền form, chat…vv. Tỷ lệ thoát cao và thấp có ý nghĩa khác nhau theo từng trường hợp. Nếu tỉ lệ thoát cao trong một trang đích quảng cáo mà không phải landing page chứng tỏ bạn đang nhắm chưa chính xác đối tượng mục tiêu. Nhìn chung tỷ lệ thoát là một chỉ số tuyệt vời về hiệu suất trang đích, đặc biệt trong các chiến dịch quảng cáo.
Khi nào tỷ lệ thoát cao là tốt
Tỷ lệ thoát cao và tỷ lệ chuyển đổi cũng cao cho thấy trang đích của bạn cung cấp một nội dung đủ tốt để lọc những khách hàng không phải đối tượng mục tiêu nhanh. Đặc biệt là trang landing page, landing giúp bạn tập trung khách hàng tại một trang. Bạn cung cấp đủ thông tin mà khách hàng cần để khiến họ chuyển đổi.
Với những khách hàng không phải đối tượng mục tiêu họ sẽ rời landing page rất nhanh vì họ không thể chuyển hướng đến một trang khác trên website của bạn. Vì thế trong một số trường hợp tỷ lệ thoát cao không phải là một điều không tốt.
Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của trang web hoặc blog cá nhân của bạn, tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy khách truy cập đã tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm. Điều này đặc biệt đúng với một trang web thông tin. Một khách truy cập có thể đã nhận được thông tin chính xác mà họ đang tìm kiếm, nhưng trang này không có CTA, không có liên kết tới nội dung liên quan.
Trong trường hợp này, trang web sẽ cần được làm lại để phù hợp với phần thu thập thông tin khách hàng tiềm năng như form đăng ký nhận bản tin mới, hoặc phần bài đăng trên blog có nội dung liên quan.
Tỷ lệ thoát và A/B testing
Nếu bạn đang gặp tỷ lệ thoát cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp, đó là cơ hội để bạn tối ưu trang. Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát, đó là lý do tại sao việc kiểm tra bất kỳ dữ liệu nào bạn tìm thấy từ Google Analytics là rất quan trọng.
Ví dụ: có thể CTA của bạn không rõ ràng hoặc kém thuyết phục khách hàng truy cập chuyển đổi. Có lẽ bạn đang cung cấp cho họ thứ gì đó mà họ không muốn hoặc không cần để đăng ký nhận tin mới qua email, hoặc để lại thông tin tư vấn. Khi bạn nhận thấy vấn đề này, đó là dấu hiệu để bạn bắt đầu thử nghiệm A/B testing về thiết kế hoặc điều chỉnh nội dung của trang.
Thời gian trên trang
Google Analytics có thể cho bạn biết mọi người ở lại trang web của bạn và các trang con trong bao lâu. Bạn có thể có những hiểu biết tuyệt vời từ điều này, chẳng hạn như khách truy cập mất bao nhiêu thời gian để hành động. Đây là một công cụ tốt cho blog hoặc trang web thông tin. Nhưng đó cũng là dữ liệu tốt để theo dõi các kênh trong luồng hành vi. Bằng cách này, bạn có thể thấy khách truy cập của bạn mất bao lâu trên mỗi bước kênh.
Luôn so sánh thông tin chi tiết
Luôn so sánh dữ liệu bạn thấy trong Google Analytics với các số liệu hoặc KPI khác của bạn. Hãy kiểm tra dữ liệu một cách thường xuyên, nó giúp bạn thấy được những thay đổi về hành vi của khách truy cập, ảnh hưởng của nội dung mới, hoặc lưu lượng truy cập từ những chiến dịch quảng cáo. Nó giúp bạn có thể phân tích và hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trên trang web của mình.
Google Analytics có thể khá hữu ích với các nhà quảng cáo để có cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi người dùng trên trang web. Đây chỉ là một trong những công cụ phân tích mà tôi đề xuất. Điều đặc biệt quan trọng là so sánh và phân tích các loại dữ liệu khác nhau mà Google Analytics có thể cung cấp. Bằng cách này, bạn sẽ có một bức tranh đầy đủ nhất có thể về những gì mọi người đang làm trên trang web của bạn, những gì đang làm cho họ rời đi…vv
Người dùng của tôi đến từ đâu?
Nếu bạn cần xem người dùng của website của bạn đến từ đâu, bạn có thể xem báo cáo Acquisition trong Google Analytics theo hướng dẫn sau: Acquisition -> All traffic -> Source/medium
Họ xem gì trên website của tôi?
Nếu bạn cần xem người dùng xem gì trên website của bạn, bạn có thể xem báo cáo Behavior trong Google Analytics như hướng dẫn sau: Behavior -> Overview
Có bao nhiêu chuyển đổi từ Google Ads trong tuần này trên website của tôi?
Đảm báo rằng bạn đã cài đặt chuyển đổi trước đó. Đầu tiên bạn điều chỉnh khoảng thời gian xem báo cáo trong khoảng thời gian bạn cần. Tiếp đến bạn truy cập báo cáo Acquisition -> All traffic -> Source/medium (nhấn vào google/cpc trong phần thứ nguyên để chọn một nguồn dữ liệu duy nhất trong báo cáo này là Google Ads). Sau đó bạn xem cột dữ liệu “Conversions” bên phải để xem số lượt chuyển đổi trong khoảng thời gian bạn chọn.
Nội dung nào mang lại chuyển đổi tốt nhất?
Như báo cáo phía trên bạn chọn thêm thứ nguyên phụ “Landing page” để xem nội dung nào đang mang lại chuyển đổi tốt trên trang web của mình.
[block id=”google-analytics-checklist”]