10 cách đo lường mức độ hiệu quả của nội dung

20 Phút Đọc

1. Đo lường mức độ hiệu quả của nội dung qua Website traffic

Sử dụng công cụ Google Analytics để kiểm tra lượng traffic vào website theo khoảng thời gian nhất định như tuần / tháng / quý / năm để xem tần suất lưu lượng truy cập trước và sau khi cập nhật nội dung lên website. Đồng thời so sánh lưu lượng truy cập của tháng trước / năm trước… so với khoảng thời gian tương ứng của hiện tại để đánh giá được mức độ quan tâm của người dùng với những nội dung cập nhật.

Đánh giá những nội dung mang về nhiều lượng traffic cho website và nội dung không được người dùng quan tâm để có hướng phát triển nội dung phù hợp, từ đó cải thiện lưu lượng truy cập website của doanh nghiệp.

2. Subscribers growth thước đo nội dung chất lượng

Bằng cách theo dõi số lượng subscriber tăng lên hoặc giảm xuống thông qua các nội dung email gửi định kỳ hàng tuần / tháng / quý … để tìm hiểu mức độ quan tâm của người nhận đồng thời đánh giá chất lượng nội dung liên quan, từ đó đưa ra giải pháp nội dung phù hợp.

Nếu số lượng người subscribe tăng lên thông qua nội dung email số 1 – doanh nghiệp có thể nhận định nội dung số 1 có liên quan đến nhu cầu của người dùng và nội dung này hữu ích với họ. Doanh nghiệp cần khai thác sâu hơn những nội dung tương tự để thu hút người quan tâm. Ngược lại, khi nội dung gửi đi nhận về quá nhiều lượt unsubscribe, đồng nghĩa nội dung đó chưa phù hợp với nhu cầu hoặc vấn đề mà người dùng quan tâm. Trong trường hợp này, bộ phận liên quan cần đánh giá lại nội dung đã gửi về chất lượng, mức độ phổ biến của nội dung, hình thức trình bày, tính chất đúng sai… và khoanh vùng những nội dung liên quan để có giải pháp hợp lý cho những lần gửi email tiếp theo.

Bên cạnh đó, cá nhân hóa người nhận là điểm quan trọng cần được thực hiện. Bộ phận chịu trách nhiệm nên gửi email dưới dạng cá nhân hóa để người nhận tin tưởng rằng họ được tôn trọng và quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn thay vì nội dung gửi một cách chung chung. Những email được gửi cá nhân hóa sẽ có tỉ lệ spam thấp hơn và tỉ lệ mở thư cao hơn. Điều này không khẳng định được số lượng người subscribe kênh cao hơn nhưng cơ hội để doanh nghiệp có lượng người subscribe nhiều hơn là chắc chắn.

10-cach-do-luong-muc-do-hieu-qua-cua-noi-dung-subscribers

3. Search rankings

Thứ hạng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm chính là chìa khóa đánh giá sự nỗ lực phát triển nội dung của doanh nghiệp. Thứ hạng càng cao và được duy trì lâu, càng chứng tỏ nội dung xuất hiện trên kết quả tìm kiếm được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với SEO.

3 vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm được xem là vị trí “đắc địa” mà doanh nghiệp làm SEO hoặc chạy quảng cáo Google Ads mong muốn. Vì đây là 3 vị trí được nhiều dùng internet nhấp vào khi muốn tìm kiếm bất kỳ một nội dung gì.

Hãy dùng những công cụ như Moz, Semrush… hoặc thậm chí kiểm tra trực tiếp dưới dạng ẩn danh trên các trình duyệt Chrome, Cốc Cốc, Firefox … để biết được thứ hạng xuất hiện của những từ khóa / nội dung mà doanh nghiệp đang muốn truyền tải tới người dùng.

Lưu ý đối với những từ khóa đã lên hạng top 1 hay top 3 vẫn cần được “chăm sóc” bằng cách viết nội dung liên quan để duy trì được thứ hạng. Ngoài ra, hãy cân nhắc các đối thủ cùng ngành khi search kết quả tìm kiếm trên trình duyệt để có kế hoạch phát triển phù hợp.

4. Time – Average time on page

Chỉ số thời gian trung bình trên trang trực tiếp thể hiện được sức hút của nội dung. Chỉ số này có thể được theo dõi nhờ vào công cụ Google Analytic. Thời gian trung bình của riêng từng trang được thể hiện chi tiết, doanh nghiệp sẽ biết được đâu là trang được truy cập và ở lại lâu nhất. Việc này đồng nghĩa nội dung trên trang đó được người dùng quan tâm và có giá trị để họ phải dành nhiều thời gian đọc hiểu.

Doanh nghiệp nhờ vào chỉ số thời gian trung bình trên trang để đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau của nội dung, và chỉ ra được nội dung nào có sức hút, nội dung nào không nhận được nhiều sự quan tâm. Chẳng hạn, cùng một chủ đề và cùng nội dung, tuy nhiên cách thể hiện bằng video thu hút lượng tương tác và mang lại nhiều mẫu đăng ký của người dùng hơn so với cách thể hiện bằng bài viết với hàng trăm từ hoặc ngược lại.

Để chỉ số thời gian trung bình trên trang cao, việc cần ưu tiên thực hiện đó chính là tạo ra được nội dung liên quan đến nhu cầu của người dùng và được trình bày một cách thu hút, rõ ràng. Sử dụng những nội dung chất lượng nói riêng, những giá trị hữu ích mà doanh nghiệp mang lại cho người dùng nói chung để từ đó người dùng sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp với mục đích hợp tác, phát triển… Hay nói đơn giản hơn, là làm Inbound.

Tham khảo: Inbound trong Marketing và xu hướng tiếp cận khách hàng

5. Social media followers

Social media followers là chỉ số đánh giá một cách tổng quan và khá trực tiếp sức hấp dẫn của nội dung mà doanh nghiệp đăng tải trên các kênh social. Chẳng hạn, lượng người follow trang mạng xã hội Facebook càng cao, đồng nghĩa những nội dung được đăng tải trên Facebook có sức hấp dẫn với những khách hàng mà bạn hướng đến và họ muốn tiếp tục được thấy và đọc về những nội dung liên quan. Social media followers lớn góp phần tạo độ tin tưởng cho những khách hàng mới, lần đầu tiếp cận và có đánh giá tích cực với doanh nghiệp.

Tùy vào sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận và hoạt động trên social khác nhau.

Chẳng hạn, với những loại hình doanh nghiệp B2B, cung cấp sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao sẽ có đối tượng khách hàng hướng đến là các nhà quản lý, giám đốc, doanh nhân … tương ứng với đó là cách tiếp cận trên social thường không quá trẻ trung, không quá “nhí nhố” ngược lại cần thể hiện được giá trị mà sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao mang lại, xây dựng được lòng tin cho đối tượng đang hướng đến.

Đối với loại hình doanh nghiệp B2C, tùy vào giá trị mà mỗi sản phẩm/dịch vụ mang lại mà cách tiếp cận trên social cũng khác nhau. Lấy sản phẩm “sữa chua” và sản phẩm “đèn chùm trang trí” làm ví dụ, dễ dàng nhận ra được nhóm đối tượng khách hàng mà 2 dòng sản phẩm trên hướng đến là hoàn toàn khác nhau, do đó, cách tiếp cận trên các kênh social cũng khác nhau. Từ việc lựa chọn kênh, cho đến nội dung đăng tải và hình thức trình bày… tất cả cần hướng theo mục tiêu và kế hoạch mà doanh nghiệp đã vạch ra.

6. Social media shares

Tương tác trên Social là chỉ số trực diện có thể dựa vào để đánh giá tính hiệu quả của nội dung, đặc biệt phải kể đến tính năng chia sẻ – share.

Việc share nội dung trên social càng nhiều chứng tỏ mức độ quan tâm của nhóm cộng đồng dành cho nội dung ấy càng cao. Trong cách tính điểm, Share được đánh giá hiệu quả hơn và điểm được tính cao hơn so với bình luận hoặc thể hiện các biểu tượng cảm xúc.

Như vậy, tương tác nói chung và lượt share nói riêng càng cao, chứng tỏ nội dung càng thu hút và ngược lại, nếu nội dung không có nhiều lượt share thì cần xem xét lại nội dung ấy về cách trình bày, chất lượng bài viết, kênh và thời gian đăng tải …

Một số công cụ có thể dùng để kiểm tra tính hiệu quả của nội dung như Google Analytic, Buzzsumo …

social-media-shares

Liên kết nội bộ hay Inbound link là chỉ số giúp tăng mức độ mạnh mẽ của nội dung mà bạn đã tạo. Cụ thể hơn, inbound link là những link đặt trong bài viết thứ nhất và có liên kết đến bài viết thứ 2. Mục đích của việc liên kết này nhằm giúp người dùng có thể đọc thêm những nội dung liên quan để hiểu rõ hơn hoặc mở rộng thêm về chủ đề họ đang tìm hiểu. Đồng thời việc đặt inbound link giúp nội dung được đánh giá cao hơn đặc biệt trong SEO.

Nói cách khác, Inbound link như là những mắc-xích gắn kết các nội dung có liên quan với nhau, đảm bảo cho người đọc xem thông tin một cách liền mạch.

Inbound link được đánh giá là phù hợp, không bị lạm dụng khi link đó có liên quan với nội dung đang được chia sẻ và không sử dụng quá nhiều trong cùng một bài chia sẻ. Trong trường hợp inbound link bị lạm dụng, cỗ máy xét duyệt của Google sẽ đánh giá thấp chất lượng bài viết hoặc website đó, đồng nghĩa xếp hạng của website hay điểm Domain Authority (DA) sẽ bị đi xuống, kết quả tìm kiếm sẽ không ưu tiên hiển thị nội dung bài viết của doanh nghiệp bạn.

8. Click through rate (CTR)

CTR thể hiện tỉ lệ nhấp chuột trên tổng số lượt hiển thị. Lượt nhấp chuột trên tổng số lần hiển thị càng cao thì CTR càng cao và ngược lại nếu số nhấp chuột trên tổng số lượt hiển thị càng thấp thì CTR càng thấp.

Trong kiểm định nội dung, CTR là một chỉ số quan trọng đánh giá nội dung có thu hút người đọc hay không. Nội dung được nhiều người dùng nhấp vào để đọc chứng tỏ nội dung ấy cung cấp đúng chủ đề mà người dùng quan tâm và ngược lại.

Tuy nhiên, chỉ số CTR cao không chứng minh 100% nội dung hấp dẫn. Đơn giản, nếu có nhiều lượt nhấp vào (tức CTR cao), nhưng ngay sau khi nhấp vào người dùng lập tức thoát ra khỏi trang sau bởi vì nhiều nguyên nhân như trang load lâu, nội dung phần đầu không hấp dẫn … Lúc này, doanh nghiệp cần hiểu thêm về khái niệm “tỉ lệ thoát trang”. Trong ví dụ trên, chỉ số CTR cao vì có nhiều lượt nhấp nhưng đồng thời chỉ số tỉ lệ thoát trang cũng cao. Do vậy, việc kiểm định mức độ hấp dẫn của nội dung không hoàn toàn dựa vào CTR, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tối ưu chỉ số CTR càng cao càng tốt.

9. Leads

Mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch đều là mang lại khách hàng cho doanh nghiệp. Khoan nói đến khách hàng chất lượng có chuyển đổi sales. Hãy đề cập đến khách hàng tiềm năng có để lại thông tin đăng ký – gọi là lead. Hãy đặt bạn vào vị trí của chính khách hàng và tự hỏi “khi nào bạn sẽ sẵn sàng điền form đăng ký” trên một website nào đó. Hãy dành ra khoảng 1 phút để suy nghĩ về những gạch đầu dòng dưới đây:

  • Website tập hợp những chủ đề nội dung bạn quan tâm
  • Nội dung giải quyết được vấn đề của chính bạn
  • Nội dung trên website chất lượng, cụ thể, dễ hiểu
  • Hình ảnh / video rõ ràng, phản ánh đúng nội dung
  • Hình thức trình bày đẹp, sạch sẽ Có khung chat 24/24 và nút gọi cho khách hàng
  • Có đầy đủ thông tin liên hệ và địa chỉ cửa hàng / văn phòng
  • Website load nhanh trong khoảng 0 – 2s
  • Không chứa nội dung quảng cáo
  • Website được nhiều người dùng có chung vấn đề giống bạn truy cập để tìm đọc nội dung

Liệu một vài thông tin liệt kê bên trên có khiến bạn chủ động để lại thông tin cá nhân để tiếp tục nhận thông tin cập nhật mới nhất từ website trên? Nếu những nội dung liệt kê trên phần nào khiến bạn phải suy nghĩ liệu có nên đăng ký để nhận tin hoặc khiến bạn đăng ký ngay lập tức với khao khát được nhận thông tin cập nhật mỗi ngày, thì khi làm doanh nghiệp, bạn hãy tạo những nội dung chất lượng, có giá trị như vậy và phân phối trên những kênh website, social … của doanh nghiệp để người dùng có thể tìm thấy bạn bất cứ khi nào họ cần.

Lúc này liệu Lead có về với doanh nghiệp bạn không?

10. Feedback

Tại sao cần thu thập feedback của khách hàng? Feedback dường như không được chú trọng tại nhiều doanh nghiệp. Nhưng giai đoạn này là được đánh giá là vô cùng quan trọng để cải thiện kết quả công việc nói chung và cải thiện chất lượng nội dung nói riêng. Khi nội dung được cải tiến thì công việc có liên quan sẽ được tối ưu hơn.

Đừng bao giờ nghĩ rằng feedback chỉ là những ý kiến hay góp ý của khách hàng khi được hỏi trực tiếp, mở rộng hơn, feedback còn được phát hiện và thu thập thông qua những comment, tin nhắn, email, review … và hơn thế nữa.

Hãy trau dồi kỹ năng cho team sale / telesales và những team trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Hãy khéo léo khai thác và thu thập thông tin feedback từ họ, đó sẽ là những thông tin giá trị nếu doanh nghiệp biết cách khai thác và áp dụng. Thu thập, phân tích feedback từ đó tối ưu nội dung cũng là một trong những hạng mục công việc quan trọng của Inbound.

Trong những chia sẻ về Inbound marketing trước đó, iSharedigital đã từng đề cập rằng “Inbound là trao những điều tốt đẹp và có giá trị cho người dùng với suy nghĩ luôn đặt mong muốn của khách hàng lên trên. Khách hàng hài lòng sẽ đi kèm với sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp”. Do vậy, để doanh nghiệp luôn phát triển và duy trì tăng trưởng, bản thân doanh nghiệp ấy cần mang lại giá trị thực sự và phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại mọi điểm trên hành trình mua sắm của họ.

10 cách trên là 10 cách dễ dàng nhất để đo lường mức độ hiệu quả của nội dung. Trên thị trường sẽ còn nhiều cách hơn nữa, nhưng tất cả đều nói lên rằng, doanh nghiệp hãy làm đúng và làm tốt vai trò của mình, hãy trao cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ … có giá trị, đúng, phù hợp và có thể giải quyết vấn đề của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp bạn.

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi
Tôi tin rằng chìa khóa để thành công trong digital marketing nằm ở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập theo dõi tracking và thu thập dữ liệu hiệu quả, để hiểu hành vi người dùng của từng nền tảng quảng cáo. Nó giúp tôi tự tin hơn trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Mỗi con số, mỗi phân tích đều giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng: không chỉ đạt được kết quả, mà còn có khả năng mở rộng vượt trội.
Để lại một bình luận