Bounce Rate ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

20 Phút Đọc

Hiểu về Bounce rate

Bounce rate là phần trăm của phiên trang đơn bị thoát ra và không có tương tác hay tương tác bằng 0. Đơn giản hơn, khi người dùng A nhấp vào quảng cáo Google và được dẫn về trang chủ website, nhưng người dùng A thoát ra ngay lập tức và chưa có bất kỳ tương tác nào trên website thì được tính là một lần bounce rate hay bounce rate 100%.

Bounce rate gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả marketing và kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ bounce rate càng nhỏ chứng minh người dùng càng có nhiều tương tác trên trang đích của doanh nghiệp.

Lưu ý thêm, có rất nhiều doanh nghiệp đang nhầm lẫn chỉ số bounce rate trong việc làm mới website. Bounce rate không phải là chỉ số cam kết khi coding mới một website. Bounce rate liên quan nhiều về traffic truy cập sau khi đã build xong website. Nó phụ thuộc vào nội dung và hình thức thể hiện của website, nguồn lưu lượng truy cập…

Giả sử, nội dung trang web không đúng với nội dung khách hàng tìm kiếm trước khi click truy cập vào website. Một doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm B trên Google, nhưng khi nhấp truy cập vào trang đích thì nhận thấy nội dung không liên quan đến sản phẩm B, khả năng người dùng thoát ra ngay là rất cao và tỷ lệ thoát trang gần như bằng 100%.

Tốc độ load, lưu lượng truy cập khác nhau mỗi thời điểm… đều ảnh hưởng đến bounce rate.

I. Bounce rate ảnh hưởng thế nào đến quảng cáo

Bạn đọc cần hiểu chính xác về bounce rate, bounce rate cao không đồng nghĩa là website hay quảng cáo không tốt. Điều này còn phụ thuộc vào loại trang đích sẽ được iSharedigital đề cập ở phần tiếp theo trong bài.

1. Bounce rate cao

Chỉ số bounce rate cao hay tỷ lệ thoát trang cao đồng nghĩa tương tác của người dùng khi được dẫn về website hầu như không xảy ra hoặc có tương tác thấp. Doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện bounce rate?

Trước tiên hãy kiểm tra nguồn lưu lượng truy cập nào có tỉ lệ bounce rate cao nhằm khoanh vùng để phục vụ cho công tác kiểm tra, phân tích và tối ưu.

Sau khi đã phân tích được nguồn truy cập có tỷ lệ bounce rate cao, giả sử từ quảng cáo Google tìm kiếm. Tiếp theo, hãy tiến hành kiểm tra những chiến dịch nào có bounce rate cao, sau đó kiểm tra nhóm quảng cáo, nội dung quảng cáo, từ khóa …

Sau đó lọc chi tiết những từ khóa, trang con… có bounce rate cao và tiến hành tối ưu. Nếu vấn đề cần giải quyết rơi vào trang đích, vậy hãy xem lại những nội dung có trên trang bao gồm cả cách trình bày, vị trí của logo, vị trí form đăng ký, kể cả màu sắc của chữ so với màu nền background cũng như khoảng cách giữa các chữ và dòng chữ… đều ảnh hưởng đến trải nghiệm trang đích.

Để hiểu thêm về cách thiết kế website chuẩn theo các tiêu chí mà Google đề ra, nhằm tối ưu SEO, Ads, đặc biệt tối ưu trải nghiệm người dùng về sau, hãy để lại thông tin theo form bên dưới, iSharedigital sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn.

2. Bounce rate thấp

Tỷ lệ thoát trang thấp là điều doanh nghiệp mong muốn. Trên thực tế, bounce rate thường cao trên 60%, tùy loại trang đích. Những doanh nghiệp có tỷ lệ bounce rate thấp từ 60% trở xuống thường là doanh nghiệp có đầu tư rất nhiều vào chất lượng website (chắc chắn không phải trang đơn, hãy đọc phần nội dung tiếp theo của iSharedigital để hiểu nguyên nhân), loại hình website (trang thương mại điện tử như amazon, tiki… hay website chuyên về thương hiệu… ), chất lượng nguồn traffic…

Chẳng hạn website có cấu hình vô cùng mạnh mẽ, tốc độ load thực tế rất nhanh. Nội dung trên website cũng như nội dung từ nguồn khác dẫn về website được tối ưu hàng ngày thậm chí hàng giờ…

Tất cả những yếu tố liên quan hình thành nên trải nghiệm người dùng từ lúc tìm kiếm thông tin và truy cập vào website, tới lúc xảy ra tương tác và để lại thông tin… tất cả đều được Google thu thập để đánh giá và đưa ra điểm Bounce rate tương ứng.

ti-le-bounce-rate-thap

II. Yếu tố ảnh hưởng và cải thiện Bounce rate

1. Cấu hình website

Cấu hình website tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số bounce rate nhưng cấu hình web lại tác động mạnh mẽ đến chỉ số này.

a. Khả năng chịu tải

Một website có cấu hình mạnh mẽ, có thể giúp website chạy ổn định vào những lúc có lưu lượng truy cập cao cũng như đáp ứng lượt tải về hàng ngày / tháng của người dùng với mức độ lớn mà không rơi vào tình trạng sập web / không truy cập được.

b. Tốc độ tải trang

Nhờ có cấu hình mạnh mẽ nên tốc độ tải trang của website khi có người dùng nhấp vào sẽ nhanh hơn so với cấu hình yếu. Giúp hạn chế khả năng thoát trang do tốc độ load chậm. Cải thiện chỉ số bounce rate cho doanh nghiệp.

c. Bảo mật

Không chỉ riêng người dùng mà các nhà phát triển web… luôn quan tâm về vấn đề bảo mật khi xây dựng website. Do đó việc lựa chọn cấu hình luôn được các nhà kỹ thuật quan tâm khi xây dựng web.. Dữ liệu cần bảo mật phải kể đến như thông tin người dùng, dữ liệu bảo mật của sản phẩm hoặc thông tin cần bảo mật của doanh nghiệp…

Một website có tính bảo mật cao, người dùng sẽ đủ tin tưởng để truy cập và ở lại tương tác, thậm chí sẽ quay lại trong tương lai. Chẳng hạn khi truy cập một địa chỉ website có phương thức mã hóa là https – người dùng sẽ tin tưởng và cảm thấy an tâm hơn so với website có phương thức mã hóa là http. Chẳng hạn, khi truy cập vào website Google, ta sẽ thấy phương thức mã hóa như sau: https://www.google.com/.

2. Bố cục giao diện website

Bố cục giao diện website ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và cần được phân tích, tối ưu liên tục. Không chỉ dừng lại ở yếu tố thẩm mỹ về màu sắc, hình ảnh, cách thể hiện bên ngoài, giao diện website còn được quan tâm nhiều hơn về chức năng hoạt động bên trong. Khi nhấp chuột vào nút Download để tải file tài liệu miễn phí, ngoài việc Google đánh giá màu sắc của nút, khoảng cách của nút so với không gian chung xung quanh thì tốc độ phản hồi người dùng từ lúc họ nhấp vào nút Download cho đến khi file được hiển thị ra màn hình hoặc khi file được tải về xong… được đánh giá cao.

Những hoạt động “ngầm” bên trong của bố cục giao diện website cần được đo lường và đánh giá hàng ngày nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng từ đó nâng cao chất lượng website, tăng uy tín với Google.

Bounce rate chịu ảnh hưởng bởi bố cục giao diện website. Nếu bố cục giao diện website hoạt động tốt, cho người dùng trải nghiệm “mượt” thì bounce rate sẽ thấp và ngược lại. Tuy nhiên, tùy vào mục đích và chức năng của website mà giao diện bên ngoài và bố cục bên trong sẽ khác nhau. Hạn chế so sánh các website khi những yếu tố cấu thành, loại hình doanh nghiệp và mục đích không giống nhau.

Như đã đề cập, website luôn được theo dõi, phân tích và tối ưu mỗi ngày. Cùng với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp cần làm mới website liên tục và tránh làm hành trình của khách hàng bị gián đoạn. Ngày nay, phần lớn doanh nghiệp lựa chọn cách update mỗi ngày một ít cho website thay vì phải trì hoãn và xây lại website trong khoảng vài tháng thậm chí kéo dài hơn một năm.

3. Loại trang đích

a. Website

Website chứa nhiều trang con và nhiều nội dung của doanh nghiệp. Khi người dùng truy cập website, họ có nhiều lựa chọn để xem trong quá trình tìm hiểu của họ. Do vậy, thời gian hoạt động trên website của người dùng có khả năng cao hơn so với những loại trang đích khác. Giả sử, người dùng tìm kiếm trên Google và dẫn về website từ nguồn quảng cáo Google Ads, khi vào đến website, họ sẽ có thêm lựa chọn xem những trang con khác cho đến khi thoát ra. Điều này đồng nghĩa, người dùng không thoát ra ngay lập tức, bounce rate sẽ không quá cao.

ti-le-bounce-rate-tren-website

b. Landing page

Landing page là một trang đơn. Landing thông thường được sử dụng cho một chiến dịch cụ thể của doanh nghiệp và mang tính ngắn hạn hơn so với website. Landing page chỉ hướng đến một nội dung và mục tiêu cụ thể, thường có mang tính thời điểm và không đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thường sử dụng landing page khi muốn truyền thông riêng một sự kiện nào đó về sản phẩm / dịch vụ / chương trình … và thông qua đó thu thập thông tin đăng ký của người dùng. Vì vậy, dễ nhận thấy rằng những người truy cập vào landing page chỉ đọc nội dung và để lại thông tin (nếu quan tâm) tại trang đấy, sau đó sẽ thoát khỏi trang.

Tới đây chắc hẳn bạn đọc sẽ đoán được bounce rate của landing page hay trang đơn là khá cao, ước tính trung bình khoảng trên 80% tùy ngành nghề. Tuy nhiên, 80% không cùng nghĩa là trang không tốt. Vì lưu ý rằng đây chỉ là trang đơn, không có nhiều nội dung, không có nhiều trang con để người dùng dành nhiều thời gian hoạt động như website.

Bounce rate trên landing page tuy cao nhưng có thể được cải thiện bằng nhiều yếu tố như giao diện thu hút, cấu hình mạnh, tốc độ tải trang và tốc độ xử lý yêu cầu cao… Nội dung cung cấp có giá trị hữu ích với người dùng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ thoát trang.

4. Tốc độ tải trang

Nhờ website load nhanh khi người dùng truy cập vào do đó hạn chế khả năng thoát trang do tốc độ load chậm. Tốc độ tải giữa các trang con trong phiên truy cập cũng cần được tối ưu giúp người dùng không phải mất thời gian chờ đợi, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Có thể nói, tốc độ load của website ảnh hưởng sâu sắc tới bounce rate. Khoảng thời gian mà người dùng đủ kiên nhẫn chờ đợi rơi vào khoảng từ 0 – 4s cho mỗi lần tải. Do vậy, doanh nghiệp nên cập nhật và cải thiện những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ load thường xuyên. Chẳng hạn, cải thiện cấu hình như gói hosting, server…, tối ưu hóa dung lượng hình ảnh, thông thường hình ảnh trên website nên được khuyến nghị dưới 100KB.

5. Nội dung, hình thức website

Nội dung và hình thức trình bày của website là yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định của người dùng trong việc có nên theo dõi và truy cập lại vào website hay không. Bằng cách giữ chân người dùng lâu nhờ vào nội dung hay, điều doanh nghiệp đạt được không chỉ dừng lại ở tỷ lệ bounce rate tốt mà còn tối ưu được những chỉ số liên quan như phần trăm cuộn trang, uy tín với Google, nâng cao chất lượng website, traffic chất lượng …

Nội dung được trình bày dưới 3 dạng chính gồm text, hình, video. Để có được traffic cao và người dùng trung thành, nội dung phải chất lượng, giải quyết được vấn đề của người dùng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu.

Hạn chế dẫn dắt người dùng bằng những mẫu nội dung chung chung, kém chất lượng, không giải quyết được vấn đề. Hạn chế đặt backlink có nội dung không liên quan hoặc backlink dẫn đến trang đích không uy tín bên ngoài.

Tham khảo: Cách thu hút mọi người truy cập vào trang web

6. Nguồn truy cập

Nguồn truy cập website và bounce rate có mối liên hệ nhất định với nhau. Một số nguồn truy cập được biết đến rộng rãi như Google, Facebook, Email, SMS, Youtube… Với Google, doanh nghiệp cần phân loại nguồn truy cập là quảng cáo Google ads hay traffic tự nhiên, tương tự với các mạng xã hội khác.

Mỗi loại nguồn truy cập sẽ có chỉ số bounce rate trung bình trong khoảng thời gian nhất định. Để biết được nguồn truy cập nào có bounce rate cao/ thấp doanh nghiệp cần tracking hành vi người dùng và xem các chỉ số liên quan thông qua một số công cụ như Google Analytics… Từ đó thu thập và phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả của các nguồn truy cập nói chung và của chỉ số bounce rate nói riêng.

Chẳng hạn, traffic quảng cáo Google, nếu nội dung trong trang đích dẫn về có liên quan với nội dung mẫu quảng cáo thì khả năng bounce rate thường sẽ cao hơn so với những mẫu quảng cáo có nội dung khác với nội dung trang đích dẫn về. Tương tự, các trang mạng xã hội như Facebook, Linkedin… cũng có mối tương quan với chỉ số bounce rate.

7. Yếu tố ngoại xâm

Có rất nhiều doanh nghiệp và nhiều đối thủ khác cùng kinh doanh nhóm sản phẩm, dịch vụ ngành nghề giống với bạn. Do vậy, việc bị đối thủ cố tình quấy phá, cạnh tranh không lành mạnh là điều khó tránh khỏi. Tạm gọi đó là yếu tố ngoại xâm. Một số ví dụ về hoạt động online của doanh nghiệp bị quấy phá như:

  • Lượng nhấp chuột giả mạo vào các mẫu quảng cáo online của doanh nghiệp.
  • Lượng traffic giả mạo tăng đột biến làm ảnh hưởng đến website
  • Hacker tìm kiếm lỗ hỏng của website để đánh cắp dữ liệu

Doanh nghiệp cần sẵn sàng chống lại những ngoại xâm này bằng những giải pháp thiết thực như chọn cấu hình website mạnh mẽ, có tính bảo mật cao. Luôn có đội ngũ lập trình chuyên môn cao túc trực để sẵn sàng xử lý sự cố mọi lúc mọi nơi, đặc biệt đối với những website thương mại điện tử hoặc các website có bán hàng online lớn với nhiều dữ liệu người dùng, dữ liệu sản phẩm… cần được bảo mật an toàn.

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi
Tôi tin rằng chìa khóa để thành công trong digital marketing nằm ở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập theo dõi tracking và thu thập dữ liệu hiệu quả, để hiểu hành vi người dùng của từng nền tảng quảng cáo. Nó giúp tôi tự tin hơn trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Mỗi con số, mỗi phân tích đều giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng: không chỉ đạt được kết quả, mà còn có khả năng mở rộng vượt trội.
Để lại một bình luận