Vì sao chiến dịch quảng cáo Google Ads Search (SEM) của bạn không chạy hay cắn tiền? Liệu đâu là vấn đề bạn đang gặp phải? Cùng iSharedigital tìm hiểu và tháo gỡ từng phần từ đơn giản đến phức tạp qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé!
1. Chiến dịch Google Ads không chạy do cạn ngân sách
Lý do thường thấy và dễ khắc phục nhất khi quảng cáo không chạy là do ‘hết tiền’. Thường thì Google sẽ bắt đầu ‘charge’ phí khi rơi vào 1 trong 2 tình huống sau:
- Ngân sách đạt tới hạn mức bạn đặt ra ban đầu
- Tài khoản tới hạn thanh toán
Và nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện vì một lý do nào đó, chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ bị ngưng.
2. Bid/ Giá thầu quá cao hoặc quá thấp
Ngân sách mỗi ngày cho từng chiến dịch của bạn là bao nhiêu? Nếu không ‘nhiều lắm’ hãy cẩn thận với mức bid cho từ khóa của bạn. Nếu mức CPC tối đa cho một từ khóa vượt quá ngân sách cho cả chiến dịch, ngay cả khi đối tượng mục tiêu sử dụng các từ khóa ‘chính xác’ để tìm kiếm, mẫu quảng cáo của bạn cũng không được hiển thị.
Trong đại đa số trường hợp, đây là vấn đề ít gặp phải. Tuy nhiên với những ngành khó ví dụ B2B, bất động sản, đầu tư, bảo hiểm hoặc các doanh nghiệp gặp giới hạn về ngân sách tổng, đây cũng là tình trạng không hiếm khi quá tay điều chỉnh.
Ở mặt ngược lại, giá bid quá thấp quảng cáo cũng sẽ không ‘cắn tiền’. Điều này cũng dễ hiểu khi hiển thị hay không, cả ad rank và giá thầu đều là 2 nhân tố quan trọng. Trong trường hợp bạn muốn điều chỉnh hay bóp dần giá thầu, bid stimulators có thể sẽ là tính năng bạn nên tham khảo để ước tính độ ảnh hưởng.
3. Search volume/ lượng tìm kiếm của từ khóa thấp
Có tìm kiếm mới có hiển thị – Google ads là vậy. Với những từ khóa có lượng tìm kiếm tiệm cận 0 lần/ tháng, dù có thêm vào hàng trăm từ cũng không quá ý nghĩa. Sở dĩ như vậy là bởi hệ thống của Google sẽ tạm thời ‘bất hoạt’ các từ khóa đó trong tài khoản của bạn cho đến khi lượng tìm kiếm đột ngột tăng lên đến ngưỡng nhất định vì nhiều lý do.
4. Khi chạy Google Ads, khoảng giảm trong giá thầu quá lớn
Điều này thường xảy ra khi bạn đặt các điều kiện tăng/ giảm giá thầu tự động tùy vào các điều kiện cụ thể – chẳng hạn theo khu vực, loại thiết bị, thời điểm trong ngày. Sử dụng một hoặc một tổ hợp điều kiện tăng – giảm giá thầu cũng là một trong những cách tối ưu quảng cáo để vừa duy trì độ hiện diện trên thị trường, vừa điều hướng dòng ngân sách đến ‘đúng người, đúng lúc’ để tối đa cơ hội chuyển đổi.
→ Chi tiết xem tại: 9 cách tối ưu CPC khi chạy quảng cáo Google Ads và 5 cách tối ưu hiệu quả nhờ khoanh vùng ‘vị trí’ khi chạy quảng cáo Google.
Và khi % giảm thầu quá sâu, hệ quả của quá trình điều chỉnh này sẽ ngay lập tức tác động lên chiến dịch Google Ads Search của bạn, khiến bài toán lúc này trở nên gần giống với trường hợp thứ 2 – giá thầu quá thấp.
5. Ad group không nhất quán về mặt từ khóa
Hệ thống Google tính điểm chất lượng dựa trên độ liên quan giữa query tìm kiếm của đối tượng mục tiêu và danh sách từ khóa trong ad group của bạn. Nêu 1 ad group gồm các từ khóa lộn xộn không mấy liên quan mật thiết với nhau, điều này chẳng khác gì bạn đang ‘đánh đố’ cơ chế chấm điểm của Google.
Khi 1 ad group quá tạp, chiến dịch Google ads của bạn có nguy cơ cao không được hiển thị. Đây cũng là lúc bạn cần tạo lại các ad group mới với cấu trúc rõ ràng, cụ thể hơn.
Ngoài ra, để tối ưu hơn trong việc lên chiến lược quảng cáo Google Ads Search, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những thay đổi về cách đối sánh theo thuật toán BERT mới cập nhập gần đây. Cụ thể ra sao, hãy dành 5-7 phút để tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới nhé!
→ 5 cập nhập mới của Google ads khiến dân chạy quảng cáo phải ‘học lại từ đầu’!
6. Landing page của bạn không liên quan với chiến dịch Google Ads Search
Landing page cũng là một trong những yếu tố được sử dụng để tính điểm chất lượng trong các chiến dịch quảng cáo. Nếu landing page của bạn ‘thất bại’ trong việc mang tới những lời hứa đặt ra trong nội dung quảng cáo hay đáp ứng các mục đích đằng sau mỗi query khách hàng sử dụng, khả năng hiển thị của quảng cáo sẽ không cao vì Google luôn hướng tới việc mang lại những giá trị hữu ích nhất cho người dùng.
Bởi vậy, hãy cân nhắc thật kỹ về danh sách từ khóa và query đối tượng mục tiêu sử dụng, đánh giá về những mục đích ẩn chứa bên trong và đâu là những điều họ đang kỳ vọng tìm thấy. Từ đó điều chỉnh nội dung trên Landing page để tạo ra sự nhất quán nhất từ mong muốn khách hàng – ad copy – nội dung trên trang. Đôi lúc bạn nên dùng nhiều landing page khác nhau để phục vụ cho nhiều ad group khác nhau nếu các từ khóa khó dung hòa trên 1 trang duy nhất.
→ Tham khảo thêm 5 checklist quan trọng để thiết kế landing page đem lại hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo Google.
7. CTR quá thấp
CTR thấp cũng là một yếu tố có thể khiến chiến dịch Google Ads của bạn ngưng hiển thị. Sở dĩ như vậy là bởi CTR là chỉ số phản ánh rõ nhất về độ ‘hữu ích’ của ad copy và hệ thống của Google sẽ ưu tiên hơn cho các quảng cáo có CTR cao và ‘bóp’ các trường hợp có CTR thấp lại.
Để tăng CTR, doanh nghiệp có thể:
- Thực hiện bước nghiên cứu về search intent của đối tượng mục tiêu như những gợi ý đã nói ở phần 6
- Hoặc viết ad copy sao cho tương thích với theo hành trình khách hàng. Những đối tượng ở giai đoạn đầu tiên thường có xu hướng tìm kiếm thông tin hoặc tìm lời giải cho các câu hỏi nhất định. Ngược lại, các đối tượng ở ‘cuối hành trình’ thường bị thu hút hơn bởi các mẫu quảng cáo ‘thúc đẩy’ mua hàng – ví dụ ưu đãi.
Do đó nếu CTR của bạn đang cố định ở mức thấp, đã đến lúc ‘làm mới’ lại ad copy của mình!
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn ‘bắt mạch’ được các vấn đề từ nhỏ đến lớn khi chiến dịch quảng cáo không chạy hoặc không cắn tiền. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết từ iSharedigital để nâng cao hiệu suất chuyển đổi từng bước, từng bước nhé!