Scroll Depth tracking bằng Google Tag Manager

6 Phút Đọc

Scroll Depth là gì?

Scroll Depth tracking là giải pháp đo lường hành vi cuộn trang của người dùng trên website. Hay nói cách khác, khi muốn biết người dùng sẽ kéo chuột tương tác với các trang trên website bao nhiêu phần trăm tính từ trên xuống hoặc theo chiều ngang thì sẽ dùng Scroll depth tracking.
Nếu bạn quảng cáo cho website, hẳn là điều này càng có ý nghĩa hơn. Bạn sẽ biết được trang nào được người dùng cuộn chuột để xem nhiều hơn và ngược lại, từ đó tối ưu nội dung và trải nghiệm người dùng trên website.

I. Vì sao tracking Scroll Depth quan trọng

Scroll depth tracking giúp bạn hiểu được trang nội dung nào được người dùng xem nhiều và phần trăm độ sâu được xem trong trang. Phần nào của trang được người dùng cuộn tới để xem hay họ thoát ra tại phần trăm nào của trang nội dung.

Khi biết được phần trăm Scroll của người dùng trên trang, đội ngũ content có thể điều chỉnh nội dung sao cho thu hút người đọc hơn. Bạn sẽ biết được đoạn nội dung nào khiến người đọc phải thoát ra, không hứng thú tiếp tục đọc xuống dưới.

Testing vị trí đặt form / nút call… cũng là một chức năng của Scroll depth. Bạn có thể nhận ra được nên đặt form đăng ký hoặc nút call … tại vị trí nào / phần trăm nào trên trang là tối ưu.

Tham khảo: Tracking sự kiện điền form bằng Google Tag Manager

Nếu website bạn có bật chế độ kiếm tiền online, thì việc tracking Scroll depth này khá hữu ích. Bạn sẽ nhận ra rằng banner quảng cáo nên nằm ở vị trí / phần trăm nào trên trang thì mang lại giá trị cho bạn tốt hơn.

II. Các bước tracking Scroll Depth

iSharedigital sẽ hướng dẫn bạn cách tracking Scroll depth thông qua Google Tag Manager

1. Kích hoạt biến Scrolling trong Google Tag Manager

Truy cập vào trình quản lý Tag Manager, tại phần Variables, nhấp vào nút Configure.

Sau khi cửa sổ hiện ra, bạn kéo chuột đến phần Scrolling và tick chọn vào các thành phần của mục này.

2. Tạo trình kích hoạch Scroll Depth

Tại trình quản lý Google Tag Manager, nhấp vào trình kích hoạt Triggers, chọn tạo mới New Sau đó lăn chuột chọn loại trình kích hoạt là Scroll Depth. Tại đây bạn, chọn loại tracking cuộn trang theo chiều dọc Vertical Scroll Depths. Ngay bên dưới, bạn chọn loại đơn vị tính là Phần trăm hoặc Pixel, thông thường mình sẽ chọn là Phần trăm. Sau khi chọn đơn vị xong, bạn điền các giá trị số vào ô trống – đây sẽ là số phần trăm mà bạn sẽ tracking các trang của mình. Như hình bên dưới, mình đang để 10, 25, 35, 50, 75, 90, 100.

Horizontal Scroll Depths – tracking trang theo chiều ngang. Chiều tracking này thường ít được sử dụng hơn. Sau khi điền xong các thông số, bạn đặt tên cho trình kích hoạt, nhấp Save để lưu lại.

3. Tạo thẻ tracking Scroll Depth

Sau khi tạo trình kích hoạt xong, bạn tạo thẻ tracking sự kiện Scroll depth trong mục Tags của Google Tag Manager.

  • Track type – Event
  • Category – Scroll Tracking
  • Action – Scroll Depth Threshold
  • Label – Page Path

Đặt tên cho thẻ và nhấn Save để lưu lại. Sau đó nhấp vào Submit ở góc phải, trên cùng và Publish những thay đổi mà bạn vừa tạo.

4. Kiểm tra hoạt động của thẻ

Để kiểm tra xem thẻ và trình kích hoạt đã hoạt động chưa, bạn có 2 cách như sau:

  • Cách 1: Thông qua chế độ Review của Google Tag Manager
  • Cách 2: Thông qua chế độ Realtime của Google Analytics

iSharedigital sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra bằng cách 1.
Tại trình quản lý của Google Tag Manager, bạn nhấp nút Preview tại góc phải trên cùng để bật chế độ xem trước.

Load lại website để kích hoạt chế độ Debug của Google Tag Manager, được hiển hiện phần bên dưới của website.

Bắt đầu lăn chuột đến khoảng giữa trang hoặc hơn để kiểm tra. Bạn sẽ thấy được phần trăm scroll chuột của mình dựa vào số liệu hiển thị tại Mục Variables – Scroll Depth Threshold. Lưu ý bạn nhớ chọn lượt đếm Scroll Depth nhảy ra cuối cùng của cột bên trái như hình nhé.

Cảm ơn bạn đã tham khảo nội dung tracking Scroll Depth từ Digitmatter! Hãy cho Digitmatter biết vấn đề bạn gặp phải, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất có thể.

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi
Tôi tin rằng chìa khóa để thành công trong digital marketing nằm ở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập theo dõi tracking và thu thập dữ liệu hiệu quả, để hiểu hành vi người dùng của từng nền tảng quảng cáo. Nó giúp tôi tự tin hơn trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Mỗi con số, mỗi phân tích đều giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng: không chỉ đạt được kết quả, mà còn có khả năng mở rộng vượt trội.
Exit mobile version