7 lưu ý để có một website eCommerce dễ dàng chốt đơn!

15 Phút Đọc

Xây dựng website eCommerce là xu hướng tất yếu cho các công ty thương mại và nhà sản xuất khi những đợt tái bùng phát đang tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cổng thanh toán, ví điện tử và đơn vị giao nhận trong vài năm trở lại, thương mại điện tử đang là thị trường còn lắm tiềm năng, đồng thời cũng có thể là hình thức mua – bán trụ cột trong nay mai!

Vậy đâu là những yếu tố thiết yếu, những lưu ý quan trọng để xây dựng một website bán hàng ‘khơi gợi’ cảm hứng mua sắm đồng thời cải thiện tỷ lệ chốt deal? Cùng iSharedigital bóc tách từng khía cạnh qua bài viết dưới đây nhé!

4 yếu tố cốt lõi khi xây dựng website eCommerce

1. Mobile responsive – độ tương thích cao trên màn hình di động

46% người tiêu dùng hoàn thành toàn bộ các bước mua sắm trên điện thoại di động (từ quá trình tìm kiếm đến khi thanh toán), bởi vậy sẽ thật đáng tiếc nếu phiên bản điện thoại không có độ tương thích cao. Để tối đa trải nghiệm mua sắm và cơ hội chuyển đổi khi xây dựng website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đảm bảo được tính đồng nhất về chất lượng hiển thị của website trên tất cả các thiết bị, kích cỡ màn hình.

Bởi vậy, chỉ thiết kế một giao diện duy nhất và phụ thuộc vào khả năng tương thích tự động của các website là chưa đủ. Đôi lúc doanh nghiệp cần chủ động thiết kế hoặc điều chỉnh để đảm bảo về độ mượt mà, bắt mắt trên từng góc cạnh, tính năng! 

2. Có khả năng tùy chỉnh linh hoạt

Để bán được sản phẩm với giá tốt, doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường, một không gian lý tưởng. Hãy nghĩ thử về sushi, liệu một miếng sushi trên đĩa bạc hay ở một cửa hàng bình dân sẽ kích thích hơn?

Tính thẩm mỹ luôn là một trong những yếu tố khơi gợi cảm xúc và tạo ra những quyết định ‘phi lý trí’ của khách hàng. Tuy nhiên, khi bẻ nhỏ thành các yếu tố khác nhau, độ ‘thuận mắt’ của một website thường được quyết định bởi: layout thuận tiện dễ dùng; cảm giác thân thiện đằng sau mỗi phông chữ, biểu tượng; hình ảnh mượt mà, và các yếu tố thiết kế trên trang để khác biệt hóa website của bạn với những đối thủ trong ngành.

Nếu chỉ sử dụng những yếu tố ‘đi đâu cũng gặp’ hay các template có sẵn, website bán hàng của doanh nghiệp sẽ thiếu điểm nhấn và rất khó bật lên giữa những website na ná giống nhau! Bởi vậy cấu trúc website/ template nên có tính linh hoạt, đa dạng và độ tùy biến cao để tạo ‘dấu ấn riêng’ và sẵn sàng cho những thay đổi cần thiết!

3. Dễ dàng điều hướng và tìm kiếm trên trang

Làm thế nào để người dùng có thể tìm được ‘thứ’ họ muốn tìm, xem được điều họ muốn xem giữa vô vàn sản phẩm hay trang con trên website của bạn? Đó cũng là những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế UI – chẳng hạn như menu điều hướng, các trang danh mục sản phẩm, công cụ tìm kiếm trên trang, công cụ lọc theo chủ đề…

Với một website eCommerce, khả năng điều hướng cũng như ‘xương sống’ của trang. Nếu người dùng cảm thấy khó khăn trong quá trình sử dụng, chẳng sớm thì muộn, họ cũng rời bỏ bạn sau vài lần thử. Đặc biệt trong thời kỳ khi CX – trải nghiệm khách hàng là ‘vua’, mọi website đều phải đặt người dùng là trung tâm và cung cấp những giải pháp tối ưu cho mọi nhu cầu thiết yếu!

4. Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)

Một ‘chiếc’ website đơn điệu không giữ được sự ‘hưng phấn’ của khách hàng. Để website eCommerce của bạn không chỉ dừng lại ở một trang bán hàng mà còn mang đến những trải nghiệm cảm tính, đáng tin, thân thiện và dễ dàng sử dụng, UX là yếu tố không thể bỏ qua. Hãy nghĩ về những tương tác, review hay thậm chí word-of-mouth chẳng hạn, khi có những trải nghiệm tốt, người dùng sẵn sàng ‘la lên’ cho cả thế giới biết. Ngược lại nếu UX không tốt, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đẩy họ về phía đối thủ!

Vậy làm thế nào để nhận định liệu website thương mại điện tử của doanh nghiệp đã tối ưu UX? Hãy thử dành thời gian nghía qua các website cùng ngành trên toàn thế giới dưới 3 góc độ sau nhé:

  • Đánh giá tổng quát các thành phần giao diện người dùng cơ bản. Phân tích khả năng điều hướng thông tin; tham khảo bố cục và cách dàn trang bạn cho là hiệu quả cùng những yếu tố ‘bắt mắt’ trong chi tiết thiết kế, từ đó tối ưu cho website bản thân.
  • Xem xét kỹ lưỡng khả năng tinh chỉnh. Càng nhiều yếu tố dễ dàng tùy chỉnh, càng có thể tạo ra nhiều trải nghiệm độc đáo cho người dùng, đặc biệt khi quy mô doanh nghiệp và website sẽ còn mở rộng. Chẳng ai muốn ‘mỗi năm xây lại một website’, bởi vậy, khi đã tính đến phát triển các trang thương mại điện tử, hãy phóng tầm mắt xa hơn về những tính năng/ khía cạnh sẽ ‘sớm ngày’ cần tới!
  • Đo lường hiệu suất trang web. Thời gian tải trang, load sản phẩm và tốc độ tổng thể của web tác động ra sao tới UX (tăng hay giảm)? 

3 điểm khác biệt khi thiết kế website eCommerce cho B2B và B2C

Dù đều có chung mục đích ‘bán hàng’ nhưng trọng tâm của website eCommerce cho doanh nghiệp B2B và B2C lại không giống nhau! Với doanh nghiệp B2C, gia tăng độ nhận diện thương hiệu luôn là ưu tiên số 1 khi đây cũng là yếu tố tỷ lệ thuận với độ lớn thị phần. Với doanh nghiệp B2B, trọng tâm của website đặt vào tạo lead khi thị trường thường nhỏ và quá trình chốt sales thường cần nhiều thời gian hơn!

Cụ thể hơn, dưới đây là 3 khía cạnh khác nhau mà doanh nghiệp cần làm việc sát sao cùng các nhà cung cấp giải pháp thiết kế website để xây dựng một ‘kênh bán hàng’ tối ưu cho đặc thù ngành nghề!

1. Động cơ của khách hàng

Như đã đề cập trong ‘2 thách thức lớn của B2B marketing’, khách hàng doanh nghiệp luôn là những đối tượng ‘khó chiều bởi sự tham dự của nhiều cá nhân, nhiều chuyên môn, lĩnh vực với sự khác biệt trong cách đánh giá vấn đề dù là cảm quan hay khách quan. Bởi vậy quá trình ra quyết định của họ thường dài và đòi hỏi nhiều chi tiết đánh giá hơn nhằm tạo ra sự thống nhất nội bộ. 

Do đó website eCommerce danh cho doanh nghiệp B2B thường tập trung nhiều hơn vào giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của phễu khách hàng – những người ghé thăm website (visitor) và khách hàng tiềm năng (prospect) rồi từ từ ‘nuôi dưỡng, chăm sóc họ qua các chuỗi hoạt động inbound marketing, ví dụ như: email marketing, social media, online demo, ebook hay các hoạt động gọi điện tư vấn, demo trực tiếp…

Với khách hàng B2C, họ thường hành động ngay dựa theo nhu cầu. Dù đôi lúc họ sẽ dừng lại cân nhắc, so sánh về giá và các lựa chọn thay thế nhưng nhìn chung, ‘sự thôi thúc’ từ trong thâm tâm sẽ không để họ ‘suy tính’ quá lâu! Bởi vậy với website thương mại điện tử cho doanh nghiệp B2C, việc tạo ra những ‘miếng mồi câu’ dưới đây sẽ là yếu tố trọng điểm để khơi dậy ‘cảm hứng mua sắm’ của người tiêu dùng.

Và nhiệm vụ của các đơn vị làm web lúc này là làm thế nào để lồng ghép các yếu tố trên vào bố cục, thiết kế, tính năng!

2. Quy trình mua sắm

Với sự tham gia của nhiều cá nhân/ phòng ban như khách hàng B2B – từ người dùng cuối, phòng thu ma đến cấp quản lý, website thương mại điện tử phục vụ cho phân mảng này cần cung cấp các công cụ giúp thông báo, hỗ trợ, demo về các độ phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của toàn doanh nghiệp. Chẳng hạn như nội dung blog, các công cụ trên trang, các hệ thống bên trong như CRM, automation… để từ đó tối đa trải nghiệm khách hàng và từ từ chiếm lấy sự tin tưởng từ họ.

Ở phân mảng B2C, sự thành bại của một website eCommerce nằm ở 2 từ cảm xúc – Liệu doanh nghiệp có kích thích được được nhu cầu của họ hay không. Đơn cử như hệ thống tự động đề xuất sản phẩm theo sở thích/ lịch sử mua sắm chẳng hạn, khi họ tìm được những sản phẩm ưng ý, cảm giác chiếm được những ‘món hời’ lớn hay sợ ‘mất’ đôi lúc sẽ là ‘cú huých’ then chốt đưa họ đến bước tiếp theo! Giờ thì cân nhắc nhé, đâu là những ‘cú huých’ tương tự  trên website của bạn?!

3. Trải nghiệm người dùng (UX)

Những yêu cầu về UX của doanh nghiệp B2B và B2C có những điểm tương đồng nhưng cũng có những đòi hỏi ‘phân nhánh’. Theo kết quả nghiên cứu từ Nielsen, các điểm chung/ riêng của của website B2B và B2C sẽ được gói gọn theo 4 ý sau:

  • Thiết kế cho website B2B sẽ cần tối ưu cho các định dạng nội dung dài để dễ dàng hiển thị các thông tin quan trọng, hỗ trợ cho quá trình ‘thảo luận nội bộ’ phức tạp của khách hàng
  • Website eCommerce của B2B phải phục vụ đồng thời 2 nhóm đối tượng – người dùng cuối và người ra quyết định cuối cùng. Theo đó các luồng thông tin, nội dung phải được tối ưu riêng cho từng nhóm
  • Thông tin sản phẩm của doanh nghiệp B2B phải mang tính toàn diện, tổng quát và kỹ lưỡng; làm rõ được những tính năng, sự tương thích hoặc các yêu cầu cần thiết. (Hãy nghĩ đến các linh kiện máy móc chẳng hạn)
  • Cả B2B và B2C đều là những đối tượng ‘nhạy giá’. Tuy nhiên với phân mảng B2B, các kịch bản về giá thường phức tạp hơn. Hãy cân nhắc đưa cho họ nhiều lựa chọn theo nhiều mức giá từ trọn gói, mua một bộ phận hay ‘dùng đến đâu, trả đến đó. Các công cụ giúp họ ước tính và so sánh giá sẽ là một điểm cộng giúp các quyết định cuối được đưa ra dễ dàng hơn

Tùy vào đối tượng hướng tới và đặc thù ngành hàng mà các website eCommerce của từng doanh nghiệp sẽ cần những đặc tính khác nhau – từ giao diện front-end bên ngoài đến hệ thống back-end bên trong. Nếu đưa doanh nghiệp lên nền tảng số là chuyện sớm muộn, tại sao không tận dụng ngay khoảng ‘chững’ lúc này để sẵn sàng cho những thay đổi tương lai?!

Để phát triển những website bán hàng ‘cỡ vừa và nhỏ’ vừa tối ưu tỷ lệ chuyển đổi vừa tiết kiệm chi phí nhưng không ‘chìm nghỉm’ giữa số đông, hãy dành cho iSharedigital một cuộc gọi tại ‘form’ bên dưới nhé!

Chia sẻ bài viết này
Content writer có thiên hướng media. Hướng tới mục tiêu full stack marketer. Mạnh về các nền tảng quen thuộc như Facebook, Google và đang hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm còn thiếu trong inbound marketing - nơi có thể tận dụng triệt để ưu thế bản thân
Exit mobile version