Marketing hậu Covid-19 là bài toán được làm mới hoàn toàn bởi những đòi hỏi mới trong trải nghiệm khách hàng, sản phẩm khi suy nghĩ và hành vi tiêu dùng đang có sự thay đổi đáng kể sau 4 tháng quẩn quanh tại nhà! Cụ thể ra sao? Làm thế nào để đưa doanh nghiệp đồng hành và thích ứng với những bình thường mới này? Cùng tìm hiểu qua 3 xu hướng tiêu dùng, trải nghiệm dưới đây nhé!
1. Khách hàng đòi hỏi những trải nghiệm mua sắm hữu ích và tương thích hơn
Trong thời đại mà việc ‘chôn chân’ tại nhà hàng tuần thậm chí hàng tháng là điều không quá hiếm hoi, ‘di cư’ lên môi trường số là chuyện tất yếu. Theo phân tích, những hành vi được hình thành trong thời giãn cách sẽ là những xu hướng ‘bình thường mới’ tiếp tục kéo dài ngay cả khi đường phố tấp nập trở lại! Sự khác biệt duy nhất là họ sẽ cần những trải nghiệm mới hoàn thiện và vượt trội hơn so với các giải pháp ứng phó tạm trong thời giãn cách!
E-commerce là một trong những lĩnh vực hưởng lợi đầu tiên trước các tác động của Covid-19. Những thay đổi trong lĩnh vực này cũng rộng hơn đa số ngành hàng: từ thanh toán không chạm, giao nhận không chạm, và xa hơn – tích hợp công nghệ AR để thử sản phẩm tại nhà từ nội thất, màu son cho tới mỹ phẩm, quần áo… để đưa thương hiệu ‘lưỡng cư’ giữa 2 môi trường thực – ảo.
Và với việc sống chung với đại dịch có thể là xu hướng kéo dài, trong vài năm tới, việc kiến tạo không gian lai giữa thực và ảo (phygital retail) có thể sẽ là làn sóng mới trong mô hình kinh doanh để mang tới những trải nghiệm shopping về tận nhà cho đối tượng mục tiêu.
Dưới đây là 6 ví dụ về mô hình phygital retail trên thế giới bạn có thể tham khảo:
- Curbside pickup: Mua online và tới tận nơi để nhận hàng nhưng bạn chỉ cần ngồi yên trên xe, sẽ có nhân viên đưa tận tay cho bạn!
- No check out: Ví dụ như Amazon Go, chỉ cần dùng điện thoại quét mã 1 lần khi vào cửa hàng. Sau khi bước chân khỏi cửa, hệ thống sẽ tự động trừ tiền qua tài khoản dựa trên những sản phẩm bạn mua
- AR/ VR: Ướm thử sản phẩm ngay tại nhà
- Endless aisles: mua trực tuyến, giao tận cửa
- Local push: Gửi thông báo/ tin nhắn tới khách hàng trong khu vực lân cận về sản phẩm mới nhập kho
- Cloud store: Vừa giảm chi phí vừa thử tiềm năng thị trường.
Những trải nghiệm mới sẽ làm thay đổi hoàn toàn hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng. Theo đó, digital không đơn thuần chỉ là một kênh bán hàng, mà xa hơn, trở thành kênh để tối đa độ trung thành và trải nghiệm khách hàng!
2. Để ‘xúc tiến’ quyết định mua sắm, thương hiệu phải đồng điệu cùng người tiêu dùng về ‘hệ giá trị’
Cả ngày ru rú trong nhà cũng khiến nhiều người tiêu dùng phải nhìn nhận lại các khái niệm cơ bản như hạnh phúc, gia đình, sức khỏe… Song song với việc dành nhiều thời gian cho thế giới bên trong, họ cũng bắt đầu có những hành động thực tế trong thay đổi bản thân để hướng tới và trở thành hình mẫu lý tưởng.
Và brand colouring cũng trở thành một thuật ngữ mới – nhuộm màu thương hiệu với những giá trị đương thời, điển hình nhất là ‘nhuộm xanh’ với các giá trị bền vững, ‘nhuộm 7 màu’ cho bình đẳng giới…
Lúc này các hành vi mua sắm sẽ không chỉ bị chi phối về giá, mà còn cho những giá trị sâu xa hơn. Việc shopping cũng không còn bị tác động bởi tính thực tiễn hay thỏa mãn bản thân nữa, mà hơn bao giờ hết – để củng cố niềm tin của họ và biến họ trở thành con người ‘hoàn hảo’ hơn: mua những sản phẩm đắt tiền hơn như xe điện hoặc các sản phẩm chay, giải pháp không nhựa…
Bởi vậy nếu chỉ chạy những chiến lược performance marketing thôi đôi lúc chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ vấn đề. Song song với các chiến dịch quảng cáo tăng sales, doanh nghiệp nên cân nhắc tới việc tái định vị thương hiệu để tạo ra sự kết nối về giá trị giữa doanh nghiệp – khách hàng!
3. Nâng cao trải nghiệm khách hàng ở cộng đồng địa phương
Các đợt giãn cách khiến cộng đồng địa phương trở nên ‘gắn kết’ hơn bao giờ hết. Hãy nghĩ đến các group, page của khu chung cư, các quận/ phường… Khá nhiều nhóm được tạo ra để hỗ trợ lẫn nhau và phục vụ cho những nhu cầu nhất định. Và với việc chấp nhận ‘đại dịch’ có thể sẽ còn lặp đi lặp lại, đây sẽ là những nhóm sẽ còn hoạt động kéo dài!
Để tối đa trải nghiệm khách hàng và thắng được sự ưu ái của các ‘cộng đồng nhỏ’, doanh nghiệp có thế: cá nhân hóa các thông điệp, chiến dịch quảng cáo cho từng nhóm; tự tạo lập các mạng lưới cộng đồng để tiện chăm sóc như Bách Hóa Xanh đã làm; sử dụng chuỗi cửa hàng đang có để hỗ trợ cộng đồng; tài trợ, tổ chức cho các chương trình xã hội…
Đối với nhà quảng cáo, để triển khai các chiến dịch marketing hậu Covid-19 cho các nhóm cộng đồng, năng lực ‘cá nhân hóa’ trải nghiệm cho từng đối tượng khách hàng là ưu tiên quan trọng nhất. Theo đó các kỹ năng như phân tích dữ liệu, thiết lập tự động để đưa thông điệp tới đúng người, đúng lúc; cùng khả năng testing sẽ được yêu cầu ngày càng cao!
Lời cuối
Các đợt giãn cách đang liên tục làm thay đổi hành vi tiêu dùng và cách thức tiếp cận từ phía doanh nghiệp. Các xu hướng, khái niệm mới ‘nhen nhóm’ trong ngày hôm trước sẽ ngày càng ‘hoàn thiện’ ở ngày hôm sau. Cũng tại đợt bùng phát trong giai đoạn trước, iSharedigital đã đề cập tới 3 xu hướng thị trường ‘không thể rời mắt’ khi xây dựng chiến lược kinh doanh hậu Covid-19, ở thời điểm này, một vài khái niệm đã bắt đầu thay đổi hoặc được phát triển sâu hơn:
- Từ ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tới phygital retail
- Từ giá trị nhân văn tới ‘điểm giao hội’ về giá trị giữa cá nhân – thương hiệu hoặc các trải nghiệm tối ưu cho từng cộng đồng địa phương
Và quảng cáo cũng vậy. Không chỉ là performance marketing mà còn cần những chiến lược mang tính tổng thể hơn để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng trên toàn phễu hay tạo ra những giá trị ‘điểm trúng tử huyệt’ đối tượng mục tiêu
Để được tư vấn kỹ hơn về kế hoạch marketing hậu Covid-19 và đưa thương hiệu trở lại đường đua tăng trưởng trong thời gian tới, hãy dành chút thời gian tìm hiểu thêm tại 3 gợi ý triển khai digital marketing hoặc liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn nhé!