05 bước tracking sự kiện điền form Modal bằng Google Tag Manager

19 Phút Đọc

Để tracking sự kiện điền form Modal bằng Google Tag Manager trước hết cần hiểu về loại form này là gì và cách chúng hoạt động trên website của bạn. Form Modal là hình thức form popup hiện lên trên những nội dung khác với mục đích thông báo thông tin cho người dùng như đã đăng ký thành công / xem nhanh sản phẩm hoặc chờ đợi người dùng nhập vào một số thông tin. Modal form được sử dụng rộng rãi vì dễ tạo và tính tiện lợi của chúng. Ví dụ dễ hiểu, người truy cập website không cần phải nhấp vào trang chi tiết để xem thông tin sản phẩm mà chỉ cần nhấp vào nút xem nhanh là đã có thể biết được những thông tin cần thiết.

Vì tính tiện lợi này nên nhiều website được thiết kế lồng modal form vào. Và để xem được những ai đã nhấp vào nút xem nhanh kích hoạt modal form hoặc điền form thông tin được tạo bằng modal form thì mời bạn đọc xem bài chia sẻ về cách tracking sự kiện điền form Modal bằng Google Tag Manager mà iSharedigital chia sẻ bên dưới.

Cách tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager

Để tracking sự kiện điền form Modal bằng Google Tag Manager, trước hết bạn cần có quyền admin của tài khoản Google Tag Manager và Google Analytics.

Nếu chưa tạo hai tài khoản này, bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới:

Bước 1. Tạo trình kích hoạt trong Tag Manager

Bạn đọc hãy thực hành theo hướng dẫn dưới đây để tạo trình kích hoạt tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager, mình có giải thích ý nghĩa các chỉ số ngay sau khi kết thúc phần hướng dẫn của bước 1.

Truy cập vào tài khoản Google Tag Manager  > tại menu bên trái chọn Triggers  > nhấp tạo mới và chọn Element Visibility.

Hộp thông tin hiện ra, bạn điền thông tin vào các trường như sau, (lưu ý form modal tại từng website là khác nhau, trường hợp này mình đang tracking form modal trên website của mình). iSharedigital sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kiểm tra để chọn Selection method cũng như Element ID / Element Selector trên website sau khi kết thúc bước 1.

  • Selection method: ID
  • Element ID: success-notice
  • When to fire this trigger: once per page

Tại phần Advanced, bạn điền một số thông tin như sau:

  • Minimum Percent Visible: 50
  • Set minimum on-screen duration: đánh dấu tick vào ô này và điền giá trị 2000 vào ô bên dưới
  • Observe DOM changes: tick vào ô này.

This trigger fires on: nhấp chọn ô All Visibility Events như hình bên dưới.

Vậy là bạn đã hoàn thành điền những thông tin để tạo trình kích hoạt, hãy đặt tên cho trình kích hoạt vừa tạo và nhấn Lưu.

Ý nghĩa các hạng mục tracking có trong Trigger

Sau đây iSharedigital sẽ giải nghĩa các trường thông tin có trong cửa sổ của Triggers loại Element Visibility khi tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager:

Selection Method:
  • ID: phương pháp lựa chọn ID yêu cầu nhập vào một element có ID cụ thể xuất hiện trong chế độ xem.
  • CSS Selector: phương pháp lựa chọn này đòi hỏi nhà quảng cáo nhập vào một hoặc nhiều element khớp với chuỗi CSS selector trong chế độ xem trên màn hình. 
When to fire this triggers:
  • Once per page: trigger mà nhà quảng cáo cài đặt sẽ chỉ kích hoạt một lần trên trang hiện tại khi element đã nhập vào khớp với ID hoặc CSS Selector của trang web đang được tracking.
  • Once per element: trình kích hoạt sẽ chỉ kích hoạt một lần nếu như element có một ID cụ thể trong trang web cần tracking (trong trường hợp nhiều element có cùng ID giống nhau thì hệ thống sẽ chỉ ghi nhận cho lần kích hoạt của element đầu tiên). Tuy nhiên, với CSS selector thì khác, hệ thống sẽ kích hoạt một lần cho từng element được khai báo trong ô Element Sectors. Nói cách khác, lựa chọn cài đặt CSS selector được sử dụng khi nhà quảng cáo muốn kích hoạt những phần khác nhau của trang web đang được tracking.
  • Every time an element appears on screen: trình kích hoạt sẽ kích hoạt bất cứ khi nào tại bất kỳ element nào có xuất hiện trong trang cần tracking và sẽ kích hoạt lặp lại mỗi khi element xuất hiện lại.
Advanced:
  • Minimum Percent Visible: phần trăm tối thiểu mà element được chọn sẽ hiển thị trên màn hình người dùng trước khi trình kích hoạt này được kích hoạt để ghi nhận số liệu đo lường.
  • Set minimum on-screen duration: khoảng thời gian cụ thể yêu cầu element được chọn phải xuất hiện trên màn hình người truy cập trước khi trình kích hoạt này kích hoạt. Thời gian sẽ được tích lũy trên một trang cụ thể. Chẳng hạn trong một phiên truy cập, người dùng A đã vào trang Blog của iSharedigital trong 5s và thoát ra, sau đó người dùng này đã quay lại chính trang Blog thêm 3s, vậy tổng thời lượng trên màn hình của người dùng này sẽ là 8s. Nếu điều kiện để kích hoạt sự kiện này là 7s và giả sử người dùng A đáp ứng điều kiện về Minimum Percent Visible thì trình kích hoạt cho element mà nhà quảng cáo đang tracking sẽ được kích hoạt và ghi nhận giá trị. 

Xác định Selection method và Element tương ứng trên website

Tiếp theo, bạn đọc có thể tham khảo cách kiểm tra Selection method và Element ID / Element Selector trong website của mình để điền vào phần tạo trigger khi tracking sự kiện điền form Modal bằng Google Tag Manager. Để làm được việc này đòi hỏi bạn biết sơ một chút về coding để không bị lạ lẫm với ngôn ngữ lập trình.

Giả sử bạn muốn tracking sự kiện điền form thông tin đăng ký trên website, truy cập vào trang web muốn tracking, tiến hành điền form và nhấn submit như bình thường. Sau đó nhấp chuột phải vào vị trí của form thông báo chọn Inspect. Tại đây bạn cần tìm Class có chứa ID hoặc chuỗi CSS mà chỉ khi form được submit thì mới xuất hiện ID hoặc chuỗi CSS này. Mỗi website sẽ được đặt tên Element ID hoặc Element Selector khác nhau. Bạn có thể bật source code trước và sau khi submit form để so sánh Element ID / Element Selector.

Bước 2. Tạo thẻ và liên kết với trình kích hoạt

Tại menu bên trái của Tag Manager, bạn nhấp vào Tag  > chọn New  

Tag Configuration: 

  • Tag type: chọn Tag Universal Analytics 
  • Track type: chọn Event
  • Category: điền Form
  • Action: điền PhoneSubmit 
  • Google Analytics Settings: chọn ID Google Analytics của website

Triggering:

Nhấp chọn loại trình kích hoạt mà bạn vừa tạo ở bước 1. Điều này đồng nghĩa là Tag này chỉ được ghi nhận khi Triggering này được kích hoạt.

Bước 3. Kiểm tra thẻ đã hoạt động chưa

Trước tiên hết, bạn cần bật chế độ Preview của trình quản lý thẻ Google Tag Manager tại góc bên phải màn hình. Sau đó mở tab mới và truy cập vào trang web cụ thể mà bạn đang cần tracking. 

Lúc này bạn sẽ thấy hệ thống Tag Manager đang ở chế độ Debut ở phần bên dưới của trang web.

Tiếp theo, bạn nhập thông tin vào form cần tracking như bình thường và nhấn submit form. Nếu thấy Tag vừa tạo có xuất hiện như hình dưới là bạn đã thành công trong tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager.

Bước 4. Tạo Goal liên kết với Google Analytics

Truy cập tài khoản Google Analytics, tại thanh menu bên trái nhấp chọn Admin  > chọn Goals tại cột View.

Nhấp nút New Goal để tạo mục tiêu mới

Goal setup: nhấp chọn Custom

Goal description: 

  • Name: đặt tên cho Goal
  • Type: nhấp chọn loại mục tiêu là Event 

Goal detail: bạn điền các trường thông tin giống y như đã điền cho phần tạo Tag bên Google Tag Manager

  • Category: Form
  • Action: PhoneSubmit

Sau khi điền đầy đủ các thông tin nói trên, bạn nhấn Save để lưu lại Goal như hình bên dưới.

Bước 5. Kiểm tra mục tiêu thành công chưa trên Google Analytics

Để kiểm tra mục tiêu vừa tạo có thành công và được Google Analytics ghi nhận hay chưa, bạn hãy truy cập vào website và điền thông tin vào form cần tracking, sau đó nhấn Submit form như bình thường. Sau đó truy cập báo cáo Realtime trong Google Analytics  > nhấp chọn Conversions. Nếu thấy tên của mục tiêu Goal mới tạo xuất hiện và có ghi nhận giá trị như hình bên dưới là bạn đã tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager thành công.

Tóm tắt và kết luận

Vậy là iSharedigital đã chia sẻ đến bạn đọc 3 nội dung chính thông qua bài viết tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager, bao gồm:

  • Modal form là gì. Cách hoạt động của loại hình form này
  • Cách tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager theo 05 bước
  • Giải thích ý nghĩa các thông số cần điền khi tracking cũng cách xác định Selection Method và biến Element.

Hy vọng bài viết hướng dẫn tracking sự kiện điền form modal bằng Google Tag Manager nói trên sẽ giúp các nhà quảng cáo cũng như doanh nghiệp giải quyết được bài toán đo lường hành vi điền form modal online của người truy cập một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài form modal ra, vẫn còn rất nhiều hình thức tracking với những định dạng form khác mà iSharedigital mong muốn được chia sẻ đến tất cả bạn đọc, do vậy đừng do dự mà hãy đăng ký nhận tư vấn ngay để được đội ngũ iSharedigital hỗ trợ giải quyết các vấn để đo lường nói riêng và digital marketing nói chung nhé. 

Bên cạnh đó, Google Analytics là công cụ thu thập và phân tích dữ liệu mạnh mẽ hiện nay thuộc nền tảng Google. Để giúp các nhà quảng cáo và doanh nghiệp hiểu hơn về những hạng mục cần phải thực hiện khi sử dụng Google Analytics nhằm tối ưu hiệu quả phân tích và đo lường, iSharedigital đã tạo sẵn tài liệu khá chi tiết về Google Analytics Checklist, bạn đọc hãy nhấp vào banner ngay bên dưới để tải ngay file tài liệu giá trị này nhé.

[block id=”google-analytics-checklist”]

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi
Tôi tin rằng chìa khóa để thành công trong digital marketing nằm ở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập theo dõi tracking và thu thập dữ liệu hiệu quả, để hiểu hành vi người dùng của từng nền tảng quảng cáo. Nó giúp tôi tự tin hơn trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Mỗi con số, mỗi phân tích đều giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng: không chỉ đạt được kết quả, mà còn có khả năng mở rộng vượt trội.
Để lại một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version