Khi triển khai A/B testing trong quảng cáo, chúng ta thường chỉ hướng đến một mục tiêu chính – thiết kế nào/ nội dung nào/ màu sắc nào/ CTA nào hiệu quả hơn. Mặc dù đây là điều hiển nhiên nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, bạn mới chỉ khai thác hết được 50% thời gian, công sức bỏ ra thôi.
Vì sao lại vậy? Cùng iSharedigital bàn sâu hơn trong nội dung dưới đây nhé!
Mục tiêu sơ cấp và mục tiêu thứ cấp trong A/B testing
Hãy bắt đầu với một chiến dịch A/B testing bình thường – dù đó là Google ads, Facebook ads hay email marketing, thường thì chúng ta đều hướng tới thử nghiệm giữa A và B đâu là lựa chọn mang về chuyển đổi cao hơn. Các yếu tố test thường là:
- Hình ảnh
- Bố cục,
- Màu sắc
- Nội dung
- CTA
Sau một hồi triển khai ta sẽ giữ lại phiên bản mang lại hiệu quả tốt hơn và tiếp tục tối ưu các mẫu quảng cáo với các chiến dịch testing mới. Và đây chính là vấn đề.
Hãy thử nghĩ mà xem, vai trò của của một mẫu quảng cáo có thể dừng lại ở việc ‘đo lường’ số lượng click hay tỷ lệ chuyển đổi nhưng hành trình khách hàng lại không dừng lại ở đấy. Cũng như các đối tượng mục tiêu bình thường, họ cũng:
- Tương tác trên landing page
- Mua sắm trên các trang thương mại điện tử
- Hoặc đi ‘loanh quanh’ trên các bài blog khi được dẫn về bởi e-newsletter
Lúc này sẽ thật lãng phí nếu bạn không khai thác lượng ‘traffic’ đó để testing các yếu tố tác độn đến khả năng chuyển đổi trên landing page/ website/ bài blog… Thế nên nếu testing các mẫu quảng cáo là mục tiêu sơ cấp thì khi điều hướng lượng traffic trả phí về nơi bạn muốn, hãy bắt đầu với những mục tiêu thứ cấp mà iSharedigital sẽ đề cập tới trong nội dung dưới đây!
6 mục tiêu thứ cấp trong A/B testing mà bạn nên theo dõi trên Google Analytics
1. Hành vi cho hàng vào giỏ – add to cart
Bằng việc theo dõi việc thêm hàng vào giỏ của đối tượng mục tiêu, bạn có thể xác định được đâu là trang có xu hướng tạo ra nhiều giao dịch nhất đồng thời tiến hành tối ưu. Thường thì với Google Analytics bạn sẽ đo được 2 nhóm đối tượng dưới đây:
- Những người thêm hàng vào giỏ nhưng không mua
- Những người xem sản phẩm nhưng không có bất kỳ hành động nào
Thông quá đó, bạn có thể đề xuất các thử nghiệm mới như liệu có nhiều khách hàng đi thẳng đến trang thanh toán hơn nếu có thêm các banner ưu đãi/ khuyến mãi hay không?
2. Số lượng tương tác trên trang
Đây có lẽ là điều hiển nhiên bởi không một cấu trúc landing page hay workflow nào là hoàn hảo ngay từ bước đầu mà cần liên tục tối ưu dựa trên hành vi và trải nghiệm người dùng. Nếu bạn băn khoăn liệu nên đặt phần nào trước, phần nào sau, để form đăng ký tại đâu, như thế nào mới hiệu quả hãy thử nghiệm và đo lường sự thay đổi qua các chỉ số như:
- Số lượng click vào nút CTA
- Số lượng tương tác với doanh nghiệp qua livechat
- Bao nhiêu người click vào địa chỉ email để liên lạc với bạn
Tùy thuộc vào đặc thù lĩnh vực mà bạn có thể đo lường thêm nhiều chỉ số khác – chẳng hạn số người làm quizz đối với các đơn vị giáo dục; số lượng người sử dụng các công cụ tính lãi suất với các doanh nghiệp trong ngành tài chính đầu tư hoặc cho vay tiêu dùng…
Hãy sử dụng Google Analytics để đo lường và tiến hành tối ưu song song với việc thực hiện A/B testing với mẫu quảng cáo, bạn sẽ thu về nhiều insight hơn đó!
3. Rage click – những click không dẫn đến đâu
Rage click là những click chuột trên trang nhưng ‘không có gì xảy ra cả’. Chẳng hạn bạn click vào logo website như 1 thói quen để về trang chủ nhưng thực tế đó chỉ là một ảnh tĩnh và không đưa bạn chuyển qua trang khác.
Thường thì khi thiết kế landing page/ website sẽ có những quy ước đã thành chuẩn mực bạn nên tuân theo để tối đa trải nghiệm người dùng. Đi ngược lại các quy tắc chung dễ gây ra sự khó hiểu, thậm chí khiến họ thoát trang nhanh hơn vì những trải nghiệm khó chịu.
Bởi vậy, khi triển khai các chiến dịch A/B testing, doanh nghiệp nên kết hợp tracking đâu là những yếu tố tạo ra nhiều ‘rage click’ nhất – chẳng hạn như những dòng bôi đậm, hình ảnh, banner bị lỗi link… sau đó khắc phục chúng!
4. Nội dung được người dùng ‘bôi đen’
Có 2 lý do khiến người dùng bôi đen một đoạn text trên landing page/ website của bạn:
- Họ bôi đen để chuẩn bị cho một hành động nào đó – ví dụ để copy email, số điện thoại. Và với trường hợp này, hãy giúp tối ưu trải nghiệm người dùng bằng các hyperlink
- Hoặc để tìm kiếm những thông tin, nội dung liên quan trên Google. Nếu đúng như vậy, tạo sao không ‘rào trước – đón sau’ bằng những chuỗi nội dung, bài viết để giữ họ không thoát khỏi trang?
Hãy thử đặt các hyperlink cho các trường hợp trên và kiểm chứng trên Google Analytics xem liệu chúng có đem đến thay đổi đáng kể hay không!
5. Đăng ký nhận e-newsletter
E-newsletter luôn là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp B2B để cung cấp thông tin và ‘nuôi dưỡng cơ hội chuyển đổi’ . Đặc biệt nếu doanh nghiệp triển khai các chiến dịch inbound marketing, việc khuyến khích khách hàng đăng ký nhận thông tin là bước vô cùng quan trọng đồng thời cũng là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Nếu số lượng đăng ký nhận email của doanh nghiệp vẫn đang duy trì ở ngưỡng thấp, có khá nhiều yếu tố bạn nên quan tâm trong quá trình A/B testing. Chẳng hạn như:
- Họ thường có xu hướng để lại thông tin trong giai đoạn nào?
- Hoặc bị kích thích bởi những banner có thiết kế ra sao, đặt tại vị trí nào?
Và bởi đăng ký nhận e-newsletter hay tải tài liệu là một trong những bước đầu tiên để bạn chiếm được sự tin tưởng của khách hàng, bởi vậy dù là ‘mục tiêu thứ cấp’ nhưng đây luôn là những yếu tố nên ưu tiên hàng đầu trong việc tracking hiệu quả!
6. Category & Subcategory Pageviews
Nếu Category page giúp đối tượng mục tiêu dễ dàng tiếp cận với những thông tin cần tìm thì sub category page sẽ giúp cấu trúc hóa website và tối đa trải nghiệm người dùng. Lúc này nhiệm vụ của bạn là tracking:
- Bao nhiêu người click vào 1 sub-category pages cụ thể
- Bounce rate – tỷ lệ thoát ở mỗi trang
- Trang nào có số lượng xem, tương tác thấp nhất
Dựa trên đó bạn có thể điều chỉnh lại tên trang, thay đổi thứ tự hiển thị, phân chia lại các subcategories sao cho cô đọng và rõ ràng hơn.
Để đo lường tất cả các mục tiêu trên, việc sử dụng thành thạo và khai thác hiệu quả các tính năng trên Google Analytics là điều kiện tối thiểu. Nếu chưa quen với cách thiết lập và tracking sự kiện hay đọc các kết quả báo cáo, hãy dành thêm chút thời gian tìm hiểu thêm trong chuỗi bài viết về Google Analytics của iSharedigital nhé!
Ngoài ra nếu doanh nghiệp cần một đối tác đồng hành giúp tối ưu hóa các hoạt động từ digital performance đến đo lường, báo cáo hiệu quả, hãy để lại thông tin ngay để được hỗ trợ tư vấn 24/7!