
Remarketing Google Ads là hình thức quảng cáo tiếp cận lại những khách hàng đã truy cập
vào website của bạn trước đó với quảng cáo được cá nhân hóa. Mục tiêu của bạn là khiến họ quay trở lại trang web của bạn và chuyển đổi.
Đây là một ví dụ quảng cáo tiếp thị lại của Google (remarketing Google Ads)
Hầu hết mọi người sẽ không chuyển đổi trong lần truy cập trang web đầu tiên của họ. Sản
phẩm hoặc dịch vụ của bạn càng đắt và phức tạp thì càng mất nhiều thời gian để chuyển đổi. Ai đó thậm chí có thể truy cập trang web của bạn hàng chục lần trước khi quyết định mua sản phẩm của bạn.
Đó là nơi mà chiến dịch remarketing phát huy tác dụng. Chiến dịch quảng cáo remarketing
google rất dễ cài đặt và dễ chạy. Thêm vào đó, nó rẻ hơn so với hầu hết các chiến dịch Google Ads điển hình. Tỷ lệ chuyển đổi chỉ bằng, hoặc cao hơn so với quảng cáo trên mạng tìm kiếm thông thường.
Trong bài viết này Sơn sẽ hướng dẫn từng bước cài đặt chiến dịch quảng cáo Remarketing
Google Ads từ bước cơ bản cài đặt code remarketing lên website, tạo tệp đối tượng tiếp thị lại đến cài đặt chiến dịch remarketing trên mạng quảng cáo GDN và chiến dịch tiếp thị lại đi kèm với mạng tìm kiếm Google.
Nhưng trước tiên chúng ta nên biết một số lợi ích mà chiến dịch remarketing Google Ads
mang lại trước khi bạn bắt đầu triển khai nó. Dưới đây là 5 lợi ích mà chiến dịch quảng cáo remarketing Google mang lại.
5 lợi ích chiến dịch remarketing Google Ads mang lại cho bạn
Tăng nhận diện thương hiệu
Tiếp thị lại là một công cụ tuyệt vời để nhắc nhở khách hàng tiềm năng nhớ thương hiệu
của bạn. Hình thức quảng cáo này giúp tạo ra những lời nhắc nhở liên tục về một thương hiệu. Quan trọng hơn, quảng cáo hiển thị tiếp thị lại có thể nhắc nhở khách hàng tiềm năng nhớ lại thương hiệu của bạn khi hiển thị lại banner của bạn trên các trang web khác mà khách hàng đang xem.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Remarketing có thể giúp thúc đẩy khách truy cập tham gia vào quá trình chuyển đổi trở
lại kịch bản bán hàng. Ví dụ: trang web bán hàng có thể gắn thẻ tiếp thị lại và tạo tệp đối tượng những khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không thanh toán. Sau đó bám đuổi khách hàng bằng chiến dịch remarketing giảm giá ngay 10% chỉ hôm nay để khuyến khích khách hàng quay trở lại hoàn tất đơn hàng.
Một cách tiếp cận khác là nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng đã điền vào biểu mẫu và tải xuống nội dung từ trang web của bạn. Bạn có thể tạo tệp đối tượng tùy chỉnh đối với từng loại tài liệu được tải xuống, và quảng cáo những nội dung liên quan đến dịch vụ bạn cung cấp.
Nhắm đúng đối tượng mục tiêu
Remarketing mang lại cho bạn một cho bạn một công cụ tuyệt vời để gửi thông điệp
personalize đến từng nhóm đối tượng khách hàng của mình. Quay lại 2 ví dụ trước đó, bạn có thể thấy được khả năng cá nhân hóa thông điệp gửi đến từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Việc nhắm đúng đối tượng mục tiêu bằng chiến dịch remarketing từ Google Ads giúp bạn cải thiện tiết kiệm chi phí với mỗi khách hàng mang về (ROI)
Cải thiện mức độ liên quan của quảng cáo
Lý do tiếp thị lại hoạt động rất tốt là vì nó mang lại cho các nhà tiếp thị khả năng phân phối quảng cáo dựa trên các hành động trước đó. Ví dụ: nếu khách truy cập trên một trang sản phẩm cụ thể, quảng cáo tiếp thị lại của sản phẩm cụ thể đó có thể được hiển thị trên toàn bộ Web khác mà khách hàng xem như 24h, zing, vtc…vv Tương tự, bằng cách sử dụng phân đoạn hành vi, một thông điệp phù hợp với khách truy cập web có thể được hiển thị thay vì thông điệp quảng cáo chung (không cụ thể).
Tránh mất khách hàng tiềm năng
Một trong những tính năng nổi bật nhất là remarketing mang lại là cho phép bạn thu hút lại khách truy cập trang web của bạn trước đó.Tiếp thị lại mang lại cho thương hiệu của bạn cơ hội thứ hai để đưa khách hàng tiềm năng trở lại.
Nếu bạn chỉ chạy quảng cáo google search để đem traffic về trang web của bạn thì không
phải lúc nào khách hàng tìm kiếm quảng cáo của bạn cũng hiển thị. Nếu bạn còn phân vân thì bạn có thể tự trả lời 3 câu hỏi dưới đây trước khi quyết định có nên hay không nên sử dụng remarketing Google Search
- Bạn không phải là nhà quảng cáo duy nhất?
- Ngân sách quảng cáo của bạn có đủ để hiển thị hết mỗi khi khách hàng search hoặc hiển thị toàn bộ lượng inventory của Facebook không?
- Lượng truy cập từ khách hàng mới liệu có tốt hơn những khách hàng đã truy cập website của bạn trước đó?
Bạn có thể tạo tệp đối tượng tiếp thị lại từ traffic của các kênh khác nhau như tìm kiếm tự nhiên (SEO), từ các kênh trên mạng xã hội (facebook, intergram, linkedin…), hay từ các kênh quảng cáo trả phí PPC (google search, coccoc, bing) sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu của bạn mỗi khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm liên quan. Nó giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng hơn, truyền tải thông điệp cá nhân hóa hơn, giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Quan trọng hơn bạn không không lãng phí ngân sách của mình khi bỏ qua các đối tượng tiềm năng này rơi vào tay đối thủ của bạn.
Các phương pháp thu thập đối tượng remarketing Google Ads
Thẻ remarketing Google Ads giúp Google thu thập dữ liệu khách hàng truy cập vào website
của bạn để hiển thị lại quảng cáo Remarketing.
Để thu thập đối tượng tiếp thị lại bạn có có 2 cách:
- Bằng thẻ remarketing Google Ads
- Bằng đối tượng Google Analytics
Thẻ tiếp thị lại Google Ads và mã theo dõi Analytics yêu cầu các phương thức triển khai khác nhau và mỗi công cụ sẽ thu thập những dữ liệu khác nhau. Analytics cũng cung cấp công cụ nhập dữ liệu, cho phép bạn nhập nhiều dữ liệu bổ sung khác nhau ngoài những gì bạn thu thập được bằng mã theo dõi.
Trong Google Ads, bạn xây dựng danh sách tiếp thị lại từ dữ liệu được thu thập bằng thẻ
tiếp thị lại (remarketing). Trong Analytics, bạn tạo các đối tượng tiếp thị lại từ bất kỳ dữ liệu nào bạn có trong Analytics. Bạn có thể kết hợp cả hai vào tài khoản Google Ads đã liên kết với tài khoản Analytics.
Dưới đây là bản so sánh cách thu thập thông tin và sử dụng giữa Google Ads và Google
Analytics.
Google Ads | Analytics |
Trang web: Bạn tạo thêm một thẻ tiếp thị lại cho các trang web, sau đó thêm các từ khóa bổ sung vào trang web của mình.Ứng dụng: Bạn tạo ID tiếp thị lại cho các ứng dụng, sau đó thêm các ID vào ứng dụng của mình. | Trang web: Bạn sử dụng mã theo dõi, Analytics hiện có và cho phép tiếp thị lại từ các cài đặt thuộc tính Analytics. Ứng dụng: Bạn sửa đổi mã theo dõi mà bạn đã đưa vào ứng dụng của mình. |
Bạn có thể tạo danh sách tiếp thị dựa trên các quy tắc sau đây:
Trang web:
Ứng dụng:
|
Bạn có thể tạo đối tượng tiếp thị lại dựa trên bất kỳ dữ liệu Analytics nào, bao gồm:
|
Danh sách tiếp thị lại có nguồn gốc từ Google Ads. | Đối tượng tiếp thị lại có nguồn gốc từ Analytics và được chia sẻ với các tài khoản Google Ads liên kết đã xác định trong mục. |
Thẻ Google Ads đặt cookie quảng cáo.
Ví dụ: người dùng không có cookie quảng cáo đến từ trang web có thẻ tiếp thị lại Google Ads thì thẻ tiếp thị lại sẽ cookie quảng cáo và thêm người dùng này vào danh sách tiếp thị lại. |
Thẻ mã theo dõi Analytics sẽ đọc cookie quảng cáo.
Ví dụ: người dùng không có cookie quảng cáo đến từ trang web có mã theo |
Bạn có thể sử dụng danh sách tiếp thị lại trong Hiển thị và Tìm kiếm. | Bạn có thể sử dụng đối tượng tiếp thị lại trong Hiển thị và Tìm kiếm. |
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cả 2 cách cài đặt remarketing Google Ads bằng thẻ
remarketing Google Ads và bằng đối tượng Google Analytics.
Hướng dẫn tạo đối tượng Remarketing Google Ads bằng thẻ remarketing Google
Hướng dẫn cài đặt thẻ remarketing Google Ads
Trong bài hướng dẫn này Sơn sẽ hướng dẫn cài đặt thẻ remarketing Google Ads thông qua
Google Tag Manager giúp bạn linh động trong việc cài đặt thẻ lên trang web của bạn mà không cần thông qua quản trị viên web hoặc lập trình viên.
Để cài đặt thẻ remarketing Google Ads bằng Google Tag Manager bạn cần cài đặt mã Google Tag Manager lên web trước đó bạn có thể tham khảo bài viết: hướng dẫn gắn code Google Tag Manager lên website
Chúng ta bắt đầu nào 🙂
Bước 1: Lấy mã thẻ remarketing trong tài khoản Google Ads
Bạn truy cập tài khoản Google Ads => nhấn vào “tool & settings” => chọn Audience manager
Tiếp đến bạn chọn Audience sources
Tiếp theo bạn chọn “setup tag”
Ở bước có 2 lựa chọn:
- Only collect general website visit data to show ads to your website visitors: bạn chọn option này nhé, option này dành cho remarketing chuẩn
- Collect data on specific actions people performed on your website to show personalized ads: option này dành cho quảng cáo tiếp thị lại động (bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài hướng dẫn cài đặt tiếp thị lại động Google Ads mình viết trước
đó)
=> ở bài này bạn chọn option tiếp thị lại chuẩn nhé, chọn xong bạn nhấn nút save ở cuối trang.
Ở bước này bạn chọn
- Use Google Tag Manager
- Copy lại “conversion ID”
- Nhấn “continue” để tiếp tục
Tới bước này là xong phần lấy code remarketing Google để cài đặt bằng Google Tag Manager. (Bạn nhớ copy và paste vào word để bước sau dùng nhé)
Bước 2: Cài đặt thẻ Remarketing trên Google Tag Manager
Đầu tiên bạn truy cập vào tài khoản Google Tag Manager chọn và “add a new tag” để tạo một thẻ mới.
Giao diện tạo thẻ mới, bạn chọn như dấu mũi tên theo hình bên dưới
Bạn chọn loại thẻ Google Ads Remarketing
Tiếp theo bạn nhập conversion ID ở bước 1
Tiếp theo bạn kéo xuống dưới mục trigger và nhấn vào sẽ hiển thị giao diện chọn khi nào thẻ Google Ads remarketing hoạt động.
Ở đây bạn chọn “all page” nhé, tức là khi người dùng truy cập bất cứ trang nào thẻ Google Ads remarketing đều hoạt động và ghi nhận thông tin truy cập của người dùng.
Bước cuối bạn nhấn “Save” và đặt tên thẻ để lưu lại. (Bạn có thể để nguyên tên thẻ mặc định rồi nhấn Save để hoàn thành cài đặt)
Bước cuối cùng bạn nhấn “Submit” để thẻ Google Ads remarketing bắt đầu hoạt động
Bước 3: Kiểm tra tình trạng thẻ Remarketing Google Ads
Để kiểm tra thẻ Google Ads remarketing đã hoạt động hay chưa bạn có thể dùng extention của Google Chrome “Tag assistant” để kiểm tra nhé. Link cài đặt Tag Assistant
Sau khi cài xong bật bật tag assistant bạn quay trở lại trang web của mình và nhấn vào icon tag assistant rồi nhấn tiếp vào “Enable”. Sau đó nhấn F5 để load lại trang web
Nếu thẻ hiển thị màu xanh lá và đúng conversion id thì bạn đã thiết lập thành công thẻ Google Ads remarketing.
Tạo tệp đối tượng trên Google Ads
Bạn quay trở lại tài khoản quảng cáo Google Ads nhấn vào tools & settings và chọn audience manager. Trong Audience lists bạn nhấn vào dấu “+” như hình bên dưới để bắt đầu tạo tệp đối tượng remarketing.
- Tiếp theo bạn chọn “Websites visitors” để tạo tệp đối tượng những người để truy cập website.
2. Chọn một tập hợp quy tắc từ tùy chọn trình đơn thả xuống “Trang đã truy cập”. Đối với mỗi tùy chọn, hãy thêm các điều kiện cho đối tượng mà bạn muốn tạo đối tượng.
4. Bước tiếp theo bạn chọn nhập kích thước danh sách, tức là số lượng khách truy cập vào trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể thêm khách truy cập trang web từ 30 ngày trước vào danh sách của mình hoặc bạn có thể bắt đầu bằng một danh sách trống.
5. Nhập thời hạn thành viên, tức là khoảng thời gian bạn muốn giữ lại khách truy cập trong danh sách đó. Bạn có thể thay đổi thời hạn thành viên bất cứ lúc nào.
6. Nhập mô tả về đối tượng của bạn.
7. Nhấp vào phần “Tạo đối tượng”.
Hướng dẫn tạo tệp đối tượng Remarketing Google Ads bằng đối tượng trong Google Analytics
Hướng dẫn cài đặt Google analytics để tạo tệp đối tượng remarketing
Đối với Sơn cài đặt sử dụng Google Analytics để tạo đối tượng tiếp thị lại là ưu tiên
hàng đầu vì những lý do sau.
Bạn có thể tạo đối tượng tiếp thị lại dựa trên bất kỳ dữ liệu Analytics nào, bao gồm:
- Tất cả dữ liệu Analytics mặc định
- Dữ liệu nhập từ tài khoản Google Ads liên kết
- Dữ liệu nhập từ tài khoản Google Marketing Platform liên kết
- Dữ liệu nhập bằng công cụ Nhập dữ liệu (ví dụ: dữ liệu CRM, siêu dữ liệu sản phẩm, dữ liệu tùy chỉnh)
Tiếp theo chúng ta bắt đầu các bước tạo đối tượng Google Analytics để tạo đối tượng remarketing.
Cài đặt thẻ Google analytics lên website
Trường hợp bạn đã cài rồi thì bỏ qua bước này nếu chưa bạn có thể tham khảo bài viết cài đặt thẻ Google Analytics bằng Google Tag Manager để thực hiện cài đặt nhé.
Bật tính năng tiếp thị lại và báo cáo quảng cáo trong Google Analytics
Sau đó bạn bật
Liên kết tài khoản Google Analytics với Google Ads
Bạn có thể tham khảo bài viết liên kết tài khoản Google Analytics với tài khoản Google Ads để thực hiện bước này nhé.
Tạo tệp đối tượng trên Google Analytics
Bước 1: Tạo phân đoạn Google Analytics
Bạn có thể tạo phân đoạn không giới hạn dựa trên dữ liệu Google Analytics bạn có thể
tham khảo thêm bài cài đặt phân đoạn Google Analytics để hiểu rõ các bước tạo phân
đoạn nhé.
Bước 2: Tạo tệp đối tượng remarketing bằng phân đoạn Google Analytics
Sau khi tạo xong đối tượng bạn vào admin => Cột property settings => Audience Definitions => Audiences => New audience
Chọn import segment
Chọn audience bạn đã tạo sẵn (ở đây mình đã tạo trước một số phân đoạn để demo)
Bạn lưu ý điều chỉnh một số điểm ở bước này:
- Membership: số ngày người dùng còn trong đối tượng (ví dụ hôm nay là ngày 08/06 thì đối tượng sẽ được tính từ hôm nay lùi lại 30 ngày trước đó sẽ có hiệu lực trong đối tượng này. Trong ví dụ này người dùng có thời gian phiên nhỏ hơn hoặc bằng 10s và truy cập website trong vòng 30 ngày gần đây)
- Eligibility: đối tượng có đủ điều kiện dùng ở đâu
- Audience name: tên của đối tượng
Sau khi hoàn tất các bước trên bạn nhấp next step để qua bước sau.
Chọn đích đối tượng có thể sử dụng, bạn chọn tài khoản Google Ads và cả tài khoản Google Analytics ( Bạn chọn Google Analytíc để có thể xem báo cáo trong Audiences trong phần report Audience của Google Analytics)
Lưu ý: để hiển thị tài khoản Google Ads tại bước này bạn cần liên kết tài khoản Google Analytics với Google Ads trước.
Bước cuối cùng bạn nhấp Publish để hoàn thành
Tạo chiến dịch remarketing Google Ads
Setup chiến dịch Remarketing Google Ads từ tệp đối tượng tạo bằng thẻ remarketing Google và tệp đối tượng tạo từ Google Analytics hoàn toàn giống nhau. Tùy vào chiến lược của chiến dịch công ty của bạn mà bạn có thể lựa chọn loại chiến dịch phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn cách cài đặt chiến dịch quảng cáo remarketing banner GDN và remarketing tìm kiếm trên trang tìm kiếm Google hay còn gọi là RLSA.
Tạo chiến dịch quảng cáo remarketing GDN cơ bản
Kích thước quảng cáo phổ biến
Setup chiến dịch cơ bản
Trong hướng dẫn này Sơn tập trung vào một số cài đặt chính cho phần remarketing, về phần tối ưu nâng cao Sơn sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Bước 1: Bạn tạo chiến dịch mới trong trong khoản quảng cáo Google Ads bằng cách nhấn vào “New campaign”
Tại mục “Select the goal that would make this campaign successful to you” bạn chọn “create a campaign without a goal’s guidance” để hiện tất cả các loại campaign dưới mục các loại chiến dịch Google Ads bên dưới nhé.
Tại mục các lại chiến dịch bạn chọn Display để setup chiến dịch hiển thị GDN. Sau đó nhấn “Continue” để tiếp tục.
Tại bước này bạn có thể tùy chọn các cài đặt cơ bản như:
- Đặt tên chiến dịch
- Chọn vị trí địa lý quảng cáo hiển thị (localtions)
- Chọn ngôn ngữ
- Chiến lượt đấu thầu
- Ngân sách chiến dịch (bidding)
Bước này tùy vào chiến dịch của công ty hoặc dự án bạn có thể tùy chỉnh cài đặt cho phù hợp.
Tiếp theo bạn kéo xuống phần tạo nhóm quảng cáo. Đối với chiến dịch hiển thị (Display) mỗi nhóm quảng cáo bạn có thể nhắm mục tiêu khác nhau. Bạn có thể linh động tạo nhóm quảng 1 cáo nhắm mục tiêu tất cả người dùng vào website, nhóm quảng cáo 2 những người truy cập một trang cụ thể (landing page dịch vụ)…vv
Tại Audiences bạn chọn Browse => How they have interacted witd your business => website visitors. Các tệp đối tượng hay danh sách tiếp thị lại sẽ hiển thị tại đây (tài khoản này demo nên chỉ có 1 danh sách mặc định :)))
Lưu ý: Trường hợp các bạn tạo tệp remarketing bằng đối tượng trong Google Analytics bạn phải liên kết tài khoản Google Analytics với Google Ads thì các tệp đối tượng mới hiển thị tại đây.
Tiếp theo bạn tạo mẫu quảng cáo như chiến dịch quảng cáo hiển thị tiêu chuẩn nhé. Bạn có thể dùng banner thiết kế theo các site trên hoặc định dạng quảng cáo thích ứng tự động điều chỉnh kích thước, giao diện và định dạng cho vừa với mọi không gian quảng cáo có sẵn.
Tạo chiến dịch quảng cáo remarketing google search cơ bản
Trong hướng dẫn này Sơn tập trung vào một số cài đặt chính cho phần remarketing cho Google Search, về phần tối ưu nâng cao Sơn sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Bước 1: Bạn tạo chiến dịch mới trong trong khoản quảng cáo Google Ads bằng cách nhấn vào “New campaign”
Tại mục “Select the goal that would make this campaign successful to you” bạn chọn “create a campaign without a goal’s guidance” để hiện tất cả các loại campaign dưới mục các loại chiến dịch Google Ads bên dưới nhé.
Tại mục các lại chiến dịch bạn chọn Search để setup chiến dịch hiển thị quảng cáo tìm kiếm. Sau đó nhấn “Continue” để tiếp tục.
Tại bước cài đặt chung này bạn lưu ý chọn vị trí hiển thị, ngoài vị trí hiển thị mặc định trên trang tìm kiếm của Google thì có thêm 2 lựa chọn hiển thị thêm khác.
- Search network: hiển thị trên các trang tìm kiếm đối tác khác của Google
- Display network: hiển thị trên mạng hiển thị dưới dạng banner text (mình khuyên nên bỏ tích phần này, nếu bạn muốn setup remarketing cho mạng hiển thị thì nên tạo 1 chiến dịch remarketing hiển thị riêng cho dễ quản lý và nhắm mục tiêu cụ thể hơn.)
Tiếp theo phần cài đặt cơ bản như:
- Vị trí địa lý hiển thị (Localtions)
- Ngôn ngữ
Tại mục này mình tập trung vào phần chọn tệp đối tượng remarketing google ads cho tìm kiếm và cài đặt đối tượng cho chiến dịch:
Chọn tệp đối tượng remarketing: Tại mục Audiences bạn chọn Browse => How they have interacted witd your business => website visitors. Các tệp đối tượng hay danh sách tiếp thị lại sẽ hiển thị tại đây.
Cài đặt đối tượng cho chiến dịch(*) bạn để ý tại “Audiences targeting setting for this campaign” có 2 tùy chọn:
- Targeting: quảng cáo chỉ hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa bạn đang chạy (điều kiện bạn thắng phiên đấu thầu đó) & người dùng đó bắt buộc phải nằm trong tệp đối tượng remarketing của bạn.
- Observation: quảng cáo sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa bạn đang chạy (điều kiện bạn thắng phiên đấu thầu đó). Người dùng có thể nằm trong tệp đối tượng tiếp thị lại hoặc không.
Trong giới hạn một bài viết, Sơn chỉ có thể tóm gọn lại các bước cài đặt cơ bản của chiến dịch Remarketing Google Ads. Thực tế, bạn sẽ cần cài đặt tracking và một hệ thống quản lý dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng từ tương tác online tới offline. Khi đó bạn sẽ tạo được tếp đối tượng có khả năng tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng nhất. Thế nên, nếu bạn cần một vài lời khuyên để đánh giá về tính phù hợp để triển khai một giải pháp tối ưu marketing performance.
Liên hệ ngay để được hỗ trợ.
Tệp đối tượng số lượng bao nhiêu thì có thể quảng cáo tiếp thị lại vậy bạn
Đối với mạng hiển thị của Google phải có tối thiểu 100 khách truy cập đang hoạt động trong vòng 30 ngày qua. Mạng Tìm kiếm của Google phải có ít nhất 1.000 khách truy cập hoạt động trong vòng 30 ngày qua bạn nhé