Chạy quảng cáo Facebook, ngoài tối ưu targeting và các định dạng nội dung, doanh nghiệp cũng thể cân nhắc đến việc hợp tác cùng đơn vị thứ 3 để ưu hóa trải nghiệm tổng thể. Bởi suy cho cùng chạy quảng cáo chỉ là đưa đúng thông điệp tới đúng đối tượng, để thuyết phục và kích thích họ chi tiền cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, còn muôn vàn yếu tố ảnh hưởng.
Trong bài viết dưới đây, iSharedigital sẽ không đi sâu vào các yếu tố kỹ thuật trong chạy quảng cáo Facebook. Thay vào đó sẽ là 1 vài gợi ý trong các chiến lược cộng tác với kênh thương mại điện tử, KOLs và công cụ tự động để khai thác tối đa tiềm năng của nền tảng quảng cáo này đồng thời cải thiện hiệu suất các chiến dịch facebook marketing!
Hãy dành khoảng 10 phút thảo luận cùng iSharedigital qua 3 trọng điểm dưới đây nhé!
1. Phối hợp quảng cáo Facebook cùng kênh thương mại điện tử
Facebook Collaborative ads hay quảng cáo cộng tác là hình thức để thương hiệu và nhà bán lẻ/ kênh thương mại điện tử hợp tác với nhau một cách hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số. Với hình thức này, nhãn hàng sẽ chạy quảng cáo trên kênh Facebook sau đó kéo người tiêu dùng về website hoặc ứng dụng của đối tác (chẳng hạn Tiki, Shopee, Lazada…). Nếu để ý, bạn sẽ thấy đây cũng là hình thức quảng cáo khá phổ biến trong mùa siêu sales, lễ lớn gần đây!
Đối với thương hiệu, ưu điểm của hình thức quảng cáo cộng tác nằm ở khả năng:
- Giới thiệu sản phẩm phù hợp tới những đối tượng có khả năng mua sắm cao.
- Điều hướng lưu lượng truy cập tới website/ ứng dụng của nhà bán lẻ – nơi được thiết kế để tối ưu cho các trải nghiệm mua sắm, đồng thời cộng hưởng với các chiến dịch ưu đãi, khuyến mãi mùa lễ lớn trên các sàn TMĐT để đẩy mạnh khả năng chốt sales.
- Đo lường tác động của chiến dịch đến tỷ lệ chuyển đổi, từ đó tối ưu các hoạt động quảng cáo bán hàng qua mạng, không phức tạp hay thiết lập rườm rà.
Bên cạnh việc ứng dụng hình thức quảng cáo cộng tác này để ‘tối ưu chi phí-hiệu quả các kế hoạch quảng cáo mùa cuối năm’, nhãn hàng cũng có thể sử dụng hình thức trên cho các hoạt động always-on. Dưới đây là 8 yếu tố doanh nghiệp cần lưu ý khi lập media plan cho các chiến dịch diễn ra liên tục với hình thức facebook marketing này:
- Có mục tiêu và KPI rõ ràng
- Product set đủ lớn và tập trung, tránh phân mảnh
- Cấu trúc chiến dịch rõ ràng – tách riêng chiến dịch cho các nhóm đối tượng mới và cả những tệp khách hàng tiềm năng, ví dụ người đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua!
- Targeting – nhắm tới các nhóm đối tượng tương ứng theo cấu trúc chiến dịch
- Tối ưu cho các hoạt động tại đáy ‘phễu bán hàng’ – chẳng hạn như xem sản phẩm/ mua hàng…
- Đa dạng và tối ưu vị trí quảng cáo – ví dụ như trên messenger, in-stream, trên stories
- Đặt auto bid với mức chi phí thấp nhất
- Conversion window – thời gian chuyển đổi mặc định: 7 ngày sau khi click hay 1 ngày sau khi view
2. Hợp tác với nhà sáng tạo nội dung
Như đã đề cập tới trong bài viết ‘Kế hoạch digital marketing mùa siêu sales cuối năm – 5 xu hướng trọng điểm’, sử dụng các KOLs, Influencer hay các content creator là một trong những chiến lược không thể thiếu khi muốn nhân rộng tầm ảnh hưởng của chiến dịch trong thời gian ngắn.
Quá trình hợp tác cùng các content creator gồm 2 phần:
- Hợp tác cùng các hot page, KOLs để đẩy bài một cách tự nhiên hoặc đưa hình ảnh của họ lên album demo sản phẩm. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở các hoạt động organic, nhãn hàng chỉ có thể tiếp cận tới fan/ follower của họ trên Facebook/ Instagram. Với những đối tượng tương tự nhưng chưa phải fan của họ, chỉ đẩy các nội dung organic thôi là chưa đủ.
- Để mở rộng phạm vi tiếp cận tới đối tượng lớn hơn sẽ cần những công cụ khác của Facebook, điển hình là branded content – tên của thương hiệu sẽ xuất hiện cùng tên hot fanpage, đồng thời chia sẻ insight của đối tượng tương tác với các post cộng tác này.
Nói về content creator thì hiện tại trên Facebook đang có rất nhiều nhóm khác nhau – chẳng hạn như music creator, gaming streamer, sports publisher, các mảng giải trí hay hot mom. Dựa trên độ tương đồng giữa đối tượng mục tiêu của nhãn hàng và các content creators, mà doanh nghiệp có thể đưa ra các thỏa thuận hợp tác với 1 hoặc nhiều bên, cho một chiến dịch lớn hoặc xuyên suốt cả năm…
3. Sử dụng các công cụ automation để tối ưu hiệu quả quảng cáo Facebook.
Để hiểu hơn về cách ứng dụng và triển khai các công cụ automation vào hoạt động tổng thể, doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết: ‘Đơn giản hóa quá trình triển khai marketing automation trong 6 bước cơ bản’. Giới hạn ở những ứng dụng hỗ trợ quảng cáo Facebook, nội dung dưới đây chỉ tập trung xoay quanh khái niệm ‘chat automation’.
Ngày nay, cùng với tầm quan trọng của việc tối đa trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách thức tương tác, tư vấn để mang tới các trải nghiệm giao tiếp 1:1 với hàng trăm/ nghìn người cùng lúc. The Coffee House là một ví dụ, để chăm sóc tới 70,000 khách hàng mỗi ngày một cách kịp thời cùng những trải nghiệm mang tính cá nhân cao, thương hiệu này đã đưa các ứng dụng chat automation vào tự động một phần hội thoại để
- Phản hồi nhanh cho các câu hỏi thường gặp
- Chuyển tới nhân viên chăm sóc khi gặp những câu hỏi không có trong kịch bản
- Tự động sắp xếp thứ tự ưu tiên chăm sóc để hạn chế tối đa khả năng ‘đánh rơi’ khách hàng
- Cập nhập định kỳ các thay đổi hay ưu đãi khuyến mãi tới người tiêu dùng/ hoặc thực hiện các khảo sát nhỏ về trải nghiệm của họ với thương hiệu
Thoạt nghe thì đơn giản nhưng tùy ngành hàng, lĩnh vực mà cách ứng dụng của các ứng dụng chat automation (chatbot) này có thể linh hoạt tùy chỉnh và kết hợp giữa nhiều chức năng để mang lại hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một ‘chat flow’ bán hàng ví dụ:
Cụ thể hơn, khi tương tác cùng doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu có thể quan tâm đến các mẫu mã sản phẩm khác nhau. Vậy nên đầu tiên doanh nghiệp có thể hiển thị các sản phẩm phù hợp với sở thích khách hàng trong luồng chat đối với số lượng ít; hoặc tích hợp các dạng dynamic ads khi có nhiều hơn từ 10-20 sản phẩm. Lúc này hệ thống sẽ cho nhân viên biết khách hàng của bạn đã nhấp vào đâu, quan tâm đến sản phẩm nào, từ đó giúp quá trình tư vấn diễn ra dễ dàng hơn!
Ở bước tư vấn sản phẩm, doanh nghiệp có thể kết hợp giữa các ứng dụng tự động và thủ công như đã đề cập ở trên.
Đến bước nhắc nhở, nếu người dùng chưa có ý định mua ngay, doanh nghiệp có thể tiếp cận họ bằng các tin nhắn organic trong vòng 24h. Nếu đã ngoài 24h, hãy tiếp cận họ bằng các tin nhắn tự động.
Tại giai đoạn đặt hàng, hãy cân nhắc đến một vài tính năng như tự động kiểm tra số lượng còn lại trong kho; hoặc đưa lead tới các cơ sở khác nhau để chuyển đổi offline.
Sau khi xác nhận đơn hàng, hãy tiếp tục chăm sóc đối tượng mục tiêu bằng cách đưa ra các thông tin hỗ trợ để giúp họ theo dõi đơn hàng hoặc tiếp tục quảng cáo upsell với các mặt hàng liên quan..
Lưu ý: Chat flow nêu trên chỉ là một ví dụ mẫu. Dựa vào đặc thù từng lĩnh vực hay mô hình doanh nghiệp cũng như những tính năng cung cấp của hệ thống phần mềm sử dụng mà kịch bản giao tiếp phải được thiết lập riêng để tối đa hiệu quả, tránh rập khuôn máy móc.
Tóm lại, quảng cáo Facebook không đơn giản chỉ là việc targeting thế nào, sáng tạo nội dung ra sao mà còn cần cái nhìn tổng thể về trải nghiệm khách hàng. Bởi lẽ quảng cáo chỉ là bước đầu tiếp cận, để có được cái ‘gật đầu’ cuối cùng, doanh nghiệp còn cần 1 quãng đường dài để đi đặc biệt khi hành vi khách hàng đang ngày càng đa kênh, phức tạp!
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp doanh nghiệp nhìn rộng ra về các ứng dụng khác của Facebook khi hợp tác cùng các đơn vị thứ 3. Để được hỗ trợ và tư vấn sâu hơn về các ứng dụng tương thích với doanh nghiệp của bạn, hãy dành cho iSharedigital một cuộc hẹn tại Form bên dưới nhé!