Kế hoạch digital marketing hậu Covid19 và 3 gợi ý giúp vực dậy SMEs

13 Phút Đọc

Nên đầu tư cho quảng cáo hay tiếp tục đợi đến ngày đại dịch chính thức qua đi? Trước tình hình tài chính đình trệ suốt 3 tháng đầu năm, không ít doanh nghiệp đang trở nên dè dặt với kế hoạch sử dụng dòng tiền. Thế nhưng, trong bối cảnh doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều bị kéo về ‘vạch xuất phát’, không chuẩn bị để bứt phá đồng nghĩa với việc bạn sẽ mãi tụt lại phía sau.

Để thích ứng với những xu hướng, hành vi đang dần thay đổi, dưới đây là 3 trọng tâm không thể thiếu nếu muốn xây dựng kế hoạch digital marketing ‘vực dậy’ một startup hay doanh nghiệp tầm trung!

Đánh giá lại tính phù hợp của sản phẩm/ dịch vụ đang cung cấp

Đặt khách hàng là trọng tâm là ‘gốc rễ’ của mọi chiến lược nhất là khi hành vi, thói quen mua sắm đã hoàn toàn thay đổi sau đợt cách ly. Bởi vậy, trước khi đến với kế hoạch digital, doanh nghiệp cần đánh giá lại những giá những giá trị sản phẩm/ dịch vụ đang cung cấp có còn phù hợp với nhu cầu hiện tại hay không! Nghe thì dễ tuy nhiên làm thế nào để doanh nghiệp biết được liệu mô hình kinh doanh/ dịch vụ ban đầu có còn hiệu quả hay không?

Tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp mà câu trả lời có thể phức tạp hoặc giản đơn. Dưới đây là một vài gợi ý mà tối thiểu doanh nghiệp có thể thử nghiệm trên digital để định hướng những thay đổi thiết yếu cho kế hoạch tăng trưởng tương lai:

  • Đừng giả định dựa theo kinh nghiệm mà hãy hỏi trực tiếp khách hàng về: những băn khoăn, thái độ của họ về sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp đồng thời bạn có thể thay đổi điều gì để giúp họ không?
  • Thêm mục phản hồi trên website, để khách hàng có thể dễ dàng trao đổi/ góp ý về những vấn đề họ đang gặp phải.
  • Sử dụng email automation để thăm dò ý kiến của khách hàng hiện tại về trải nghiệm của họ
  • Hãy đảm bảo website của bạn đã cài đặt live chat. Những tương tác theo thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn những mong muốn từ khách hàng đặc biệt khi sự ‘kết nối’ trên môi trường số đang là xu hướng mới sau đợt cách ly!
  • Đừng bỏ qua mạng xã hội. Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội nhưng phương tiện nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng, sử dụng các công cụ ‘social listening’ cũng sẽ giúp doanh nghiệp định hình những cơ hội mới để phát triển sản phẩm 

Điều chỉnh kế hoạch digital marketing theo chiến lược sản phẩm

Sau khi đã đánh giá lại độ phù hợp của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp, kế hoạch digital nên được điều chỉnh theo:

  • Những nhu cầu ngắn hạn của thị trường
  • Định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số

Về ngắn hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng Google Trend cùng các công cụ tìm kiếm từ khóa để xác định những thay đổi về thị hiếu trong ngành. Nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hưởng lợi từ xu thế mới, SEM có thể sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả – chi phí trong ngắn hạn khi các đối thủ còn đang dè dặt với các khoản chi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên duy trì sự hiện hữu khi được tìm kiếm tự nhiên với chiến lược SEO. Dựa trên những từ khóa mà đối thủ bỏ sót cùng những hành vi mới, dù không đem lại hiệu quả tức thì nhưng sẽ là bước đệm giúp doanh nghiệp ‘bật lên’ trong quý tiếp theo!

Ngoài ra, PR trên các báo điện tử về chủ đề ‘làm thế nào để…’ cũng đang là một hướng tiếp cận phổ biến. Trong thời kỳ đại dịch, hầu hết mọi người đã dần hình thành thói quen học  những điều mới từ nấu một bữa ăn cho để luyện tập tại nhà. Tiếp tục đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn giúp người đọc giải quyết 1 vấn đề họ đang gặp phải trong ‘thực tại mới’ sẽ là con đường ngắn nhất giúp thu hút khách hàng về phía thương hiệu.

Giải trí qua các nội dung định dạng Video đang là thói quen điển hình sau đợt cách ly xã hội. Các hình thức quảng cáo trên các nền tảng video như Youtube, Tiktok hay Facebook, sẽ là điểm chạm ‘quyền năng’ trong thời gian sắp tới.

Xét về dài hạn, kế hoạch digital nên gắn liền với chiến lược sản phẩm. Một vài viễn cảnh như chuyển đổi trong hành vi, mô hình kinh doanh mới, những xu hướng công nghệ/ digital trong marketing có thể là cơ sở cho những phương hướng phát triển tương lai. Dưới đây là những câu hỏi doanh nghiệp có thể cân nhắc:  

  • Làm thế nào để ‘số hóa’ những hành động/ tương tác mà khách hàng phải thực hiện trực tiếp doanh nghiệp? Lấy ngân hàng làm ví dụ, thay vì phải đến tận nơi đăng ký, khách hàng có thể hoàn tất mọi thủ tục tại nhà không?
  • Đâu là những động lực, dịch vụ giúp điều hướng khách hàng từ offline lên online? 
  • Những giải pháp sáng tạo nào có thể giúp đáp ứng nhanh nhu cầu mới của thị trường dựa trên những nền tảng, ứng dụng có sẵn? (ví dụ những ứng dụng điện thoại về sức khỏe, giao đồ)
  • Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư những gì để thúc đẩy sự phát triển của các kênh digital mới hay những trải nghiệm mới? Chẳng hạn như công nghệ AR/ VR giúp ướm thử ‘nội thất’ tại nhà trước khi mua.

Chuyển dần trọng tâm quảng cáo sang Inbound Marketing

Inbound marketing, định nghĩa đơn giản là chiến lược thu hút thế giới về phía thương hiệu thông qua những nội dung, trải nghiệm mang tính cá nhân hóa để từ đó không chỉ chuyển đổi người lạ thành khách mà còn khiến họ quảng bá cho doanh nghiệp. Nói nôm na, Inbound marketing giống như con đường với nhiều ngã rẽ mà dù đối tượng ‘quẹo’ tại đâu vẫn luôn hướng về một đích đến. 

Lý do Inbound Marketing đang là bước chuyển dịch tất yếu của thế giới hậu Covid-19 là bởi người dùng ‘tiêu thụ’ nhiều nội dung hơn từ sau đợt cách ly đồng thời luôn mong ngóng sự hỗ trợ từ thương hiệu ưa thích. Theo khảo sát mới đây, 62% người khảo sát khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục ủng hộ những công ty có hành động tích cực cho cộng đồng. Ngược lại, từ phía doanh nghiệp, trong thời kỳ người người ngày càng ‘tằn tiện’ hơn, cách tốt nhất để tiếp tục phát triển là để khách hàng hiện tại quảng bá và giới thiệu khách mới cho mình!

Để chuyển đổi dần mô hình quảng cáo sang inbound marketing, doanh nghiệp có thể bắt đầu với 7 bước sau:

  • Bước 1: Phân loại đối tượng mục tiêu theo từng nỗi bận tâm mà doanh nghiệp có thể giải quyết và sắp xếp theo mức độ ưu tiên
  • Bước 2: Xác định rõ điều họ mong đợi từ doanh nghiệp và xây dựng chiến lược nội dung ‘đồng điệu’ với nỗi lòng của những lớp người trong thời đại mới
  • Bước 3: Tạo ra những nội dung mang tính cá nhân hóa theo từng chân dung khách hàng đã xây dựng tại bước 1. Infographic, video, bài viết về các chủ đề hữu ích như ‘làm thế nào’ để giải quyết 1 vấn đề, hay ‘những gợi ý’ để làm điều gì đó dễ dàng hơn thường là những ‘cổng nội dung’ hiệu quả trong việc thu hút khách hàng
  • Bước 4: Xác định các điểm chạm để điều hướng đối tượng mục tiêu về bài viết dành riêng cho họ, chẳng hạn Facebook ads, Adwords, SEO, Youtube…
  • Bước 5: Đối tượng mục tiêu sẽ không bao giờ để lại thông tin nếu bạn không bảo họ phải làm thế. Bởi vậy, hãy đảm bảo trên landingpage hay các bài viết luôn được ‘chốt hạ’ bằng những call-to-action rõ ràng, thuyết phục
  • Bước 6: Nuôi dưỡng những ‘lead’ doanh nghiệp thu được bằng những nội dung, dịch vụ, ưu đãi dành riêng cho họ thông qua email automation hoặc các thủ thuật remarketing/ targeting
  • Bước 7: Đánh giá chất lượng và chuyển đổi những lead có khả năng cao nhất.

Để toàn bộ quá trình diễn ra trơn tru, doanh nghiệp sẽ cần xây sự hỗ trợ từ hệ thống CRM với khả năng tích hợp dữ liệu đa kênh xuyên suốt hành trình khách hàng. Có như vậy, các quyết định đưa ra mới không còn dựa trên cảm tính và với sức mạnh dựa trên số liệu, doanh nghiệp sẽ biết đâu là thời điểm ‘chín’ để những cuộc gọi không trở nên uổng phí!

Lý thuyết là vậy, nhưng để xây dựng được một hệ thống CRM phù hợp với nguồn lực công ty và và hài hòa với mô hình kinh doanh lại chẳng dễ chút nào. Nếu bạn đang có ý xây dựng kế hoạch digital dựa trên mô hình inbound marketing nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy dành vài phút cho chúng tôi để cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu nhé!

Đặt hẹn tư vấn về chiến lược digital marketing hậu covid!

Chia sẻ bài viết này
Content writer có thiên hướng media. Hướng tới mục tiêu full stack marketer. Mạnh về các nền tảng quen thuộc như Facebook, Google và đang hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm còn thiếu trong inbound marketing - nơi có thể tận dụng triệt để ưu thế bản thân
Để lại một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version