Google Analytics 4: Cài đặt thương mại điện tử bằng Google Tag Manager

32 Phút Đọc

Trong hướng dẫn này, iSharedigital sẽ giải thích mô hình dữ liệu mới từ góc độ triển khai và hướng dẫn bạn qua các bước theo dõi hành trình mua hàng của người dùng bằng các sự kiện thương mại điện tử trong Google Analytics 4. Hướng dẫn này triển khai bằng công cụ miễn phí Google Tag Manager của Google và dataLayer.

Hướng dẫn này tuân theo các nguyên tắc từ tài liệu chính thức của Google:

Google Analytics 4 khác gì Universal Analytics 

Để so sánh cài đặt sự kiện thương mại điện tử giữa Google Analytics 4 và Universal Analytics một cách công bằng thì nên so sánh với bản thương mại điện tử nâng cao của Universal Analytics. Vì trong bản cập nhật lần 4 này Google đã nâng cấp cài đặt thương mại điện tử ở một cách đáng kể. 

Nếu bạn đang dùng Google Analytics 4, một điều đặc trưng bạn có thể nhận thấy rõ. Google đã hướng công cụ phân tích của mình từ theo dõi lượt xem trang & phiên sang hướng sự kiện.

Đó là xu hướng khi hành vi người dùng thay đổi và xu hướng đo lường dữ liệu, liệu doanh nghiệp của bạn mong muốn biết số lượt xem trang mỗi ngày từ người dùng trên website của mình. Hay dữ liệu chi tiết hành trình mua hàng của người dùng.

  • Sản phẩm nào của bạn được người dùng xem nhiều?
  • Sản phẩm nào được thêm vào giỏ hàng?
  • Tỉ lệ sản phẩm từ giỏ hàng được chuyển sang bước thanh toán?
  • Người dùng thường mua bao nhiêu sản phẩm trên một lần thanh toán?

Những thông tin này có khi khiến bạn dán mắt vào màn hình ứng dụng Google Analytics 4 suốt đó chứ.

Dù sự kiện Google Analytic 4 và Universal Analytics gần như giống nhau nhưng cũng có một số điểm khác biệt được liệt kê phía dưới.

Loại sự kiện

Hãy bắt đầu với các loại sự kiện bạn có thể thu thập. Chúng đại diện cho các bước kênh riêng biệt mà mô hình dữ liệu sử dụng để phản ánh các bước kênh trong trang web của bạn.

Các sự kiện GA4 trong bảng bên dưới thể hiện tên sự kiện bạn cần định cấu hình trong mã trang web của mình.

Cột sự kiện thương mại điện tử nâng cao và sự kiện Google Analytics 4 gần như tương tự. Thương mại điện tử Google Analytics 4 gần như là một bản nâng cấp từ thương mại điện tử nâng cao trong Google Analytics Universal.

GA4 actionEnhanced EcommerceDescription
view_promotionpromoViewView of promotions.
select_promotionpromoClickClick on a promotion.
view_item_listimpressionsView of item impressions in a list.
select_itemclickClick on an item in a list.
view_itemdetailView item details.
add_to_cartaddAdd item(s) to cart.
add_to_wishlistNo AvailableAdd item(s) to a wishlist.
remove_from_cartremoveRemove item(s) from the cart.
view_cartNo AvailableView the contents of the shopping cart.
begin_checkoutcheckout*Initiate the checkout process.
add_shipping_infocheckout_option*Add shipping info during the checkout flow.
add_payment_infocheckout_option*Add payment info during the checkout flow.
purchasepurchasePurchase items that were checked out.
refundrefundRefund one or more items.

Các bước theo dõi thanh toán ở bước kênh mua hàng trong GA4 cung cấp cho bạn các bước thanh toán phổ biến nhất để thêm thông tin giao hàng và thanh toán vào giao dịch.

Một số sự kiện bổ sung là add_to_wishlistview_cart bị thiếu trong Google Analytics Universal.

Dữ liệu sản phẩm

Dữ liệu cho các sản phẩm cũng đã thay đổi một chút. Khái niệm danh sách sản phẩm đã được mở rộng để bao gồm một số nhận dạng danh sách và các danh mục sản phẩm nhiều cấp đã được mở rộng thành các thông số riêng lẻ của chúng.

GA4 parameterEnhanced EcommerceDescription
item_ididID / SKU of the product.
item_namenameName of the product.
item_list_namelistProduct list name.
item_list_idNo AvailableProduct list identifier.
indexpositionProduct position in the list.
item_brandbrandProduct brand.
item_categorycategoryProduct category top-level.
item_category_2categoryProduct category 2nd level (or alternative).
item_category_3categoryProduct category 3nd level (or alternative).
item_category_4categoryProduct category 4nd level (or alternative).
item_category_5categoryProduct category 5nd level (or alternative).
item_variantvariantItem variant name or description.
affiliationNo AvailableThe store affiliation for this event.
discountNo AvailableAny discount associated with this product.
couponcouponCoupon associated with this product.
pricepricePrice of this product.
currencyNo AvailableCurrency of the price that is collected.
quantityquantityQuantity of the item.

Đối với Thương mại điện tử nâng cao GA4, item_id hoặc item_name luôn được yêu cầu khi xử lý sản phẩm. Các thông số khác có thể có mức độ quan trọng khác nhau, nhưng hai thông số đó là những thông số duy nhất được yêu cầu.

Dữ liệu khuyến mãi

Với GA4, vẫn có thể thu thập thông tin về các chương trình khuyến mãi. Nhưng hơi kỳ quặc khi dữ liệu không yêu cầu item_id hoặc item_name. Làm cách nào để biết nó liên quan đến một sản phẩm nào???

GA4 parameterEnhanced EcommerceDescription
promotion_ididID of the promotion.
promotion_namenameName of the promotion.
creative_namecreativeName of the creative associated with the promotion.
creative_slotpositionName of the slot where the creative was shown.
location_idNo AvailableWhere the promotion was located on the page when it was shown.

Đối với Thương mại điện tử nâng cao GA4, promotion_id hoặc promotion_name luôn được yêu cầu khi gửi.

Dữ liệu hành động

Tầm quan trọng của các thông số hành động khác nhau rất khác nhau tùy theo bất kỳ hành động nào được đo lường. Nói chung, dữ liệu hành động đề cập đến các thông số mô tả chính hành động đó hơn là các sản phẩm.

GA4 parameterEnhanced EcommerceDescription
transaction_ididUnique ID for the transaction. Required for purchase and refund events.
affiliationaffiliationThe store or affiliation where the purchase occurred.
valuerevenueThe value associated with the event.
currencycurrencyCodeLocal currency of the collected price. Required for purchase events.
taxtaxHow much tax is included in the total revenue of the purchase.
shippingshippingShipping costs included in the total revenue of the purchase.
itemsproducts/impressions/promotionsProducts associated with the event.
shipping_tieroptionThe tier of shipping for the purchase
payment_typeoptionThe type of payment used for the purchase
couponcouponCoupon associated with the event.
promotion_idNo AvailableThe id of any promotion associated with the event
promotion_nameNo AvailableThe name of any promotion associated with the event
creative_nameNo AvailableThe name of the creative for the promotion associated with the event
creative_slotNo AvailableThe creative slot of the promotion associated with the event when it was presented to the user
location_idNo AvailableThe location of the promotion associated with the event when it was presented to the user
item_list_nameNo AvailableThe list in which the item was presented to the user
item_list_idNo AvailableThe list id in which the item was presented to the user

Cài đặt thương mại điện tử Google Analytics 4 với Google Tag Manager

Khi triển khai Thương mại điện tử GA4 bằng Google Tag Manager, bạn sẽ cần điền các thông số theo cách thủ công. Hy vọng hết bản beta bạn Google sẽ nâng cấp các thông số để bạn có thể lựa chọn mà không phải nhập một cách thủ công.

Trong bản thử nghiệm này chúng tôi đã triển khai cho khách hàng của mình thông qua dataLayer cùng sự hỗ trợ biến Javascript tùy chỉnh. Nhưng mỗi website có cấu trúc và cách trả dữ liệu không giống nhau nên đó là lý do tại sao tôi hướng dẫn bạn cách hiểu để làm việc với quản trị viên website trả lại dữ liệu cần thiết thay vì cung cấp đoạn mã code tracking của website khác.

Tên sự kiện thương mại điện tử trong Google Analytics 4

Một trong những tính năng chính của Google Analytics 4 là cách Google sử dụng tên sự kiện mang tính ngữ nghĩa cao. Để xem danh sách tên sự kiện được liên kết với bộ sưu tập Thương mại điện tử, hãy xem chương Các hành động khả dụng ở trên. Dễ nhận ra các tên sự kiện trong Google Analytics 4 sử dụng miêu tả khá rõ tính năng chính của nó. Hãy xem các hành động khả dụng tại trang hỗ trợ Google.

Khi tạo thẻ để gửi dữ liệu Thương mại điện tử đến GA 4, bạn cần đảm bảo rằng trường tên sự kiện luôn được đặt thành giá trị chính xác. Lỗi đánh máy hoặc không khớp giữa tên sự kiện và bản tham số sẽ dẫn đến các vấn đề về chất lượng dữ liệu không thể khắc phục tại.

Thiết lập các trường dữ liệu

Để tạo thẻ Thương mại điện tử trong Google Tag Manager, bạn cần tạo thẻ sự kiện Google Analytics 4.
Tiếp theo bạn cần đặt tên sự kiện, bạn cần lưu ý tên sự kiện cần phải đặt chính xác (hãy copy thay vì đánh lại). Bạn có thể tham khảo tên sự kiện trên trang hỗ trợ của Google.

Các tham số riêng lẻ được thêm vào trường tham số của mỗi sự kiện tương ứng.

Trình kích hoạt

Hãy đảm bảo trình kích hoạt được kích hoạt trên thẻ thương mại điện tử khi đối tượng có liên quan.

Hãy đảm bảo trigger (trình kích hoạt) kích hoạt thẻ đối tượng thương mại điện tử liên quan. Như trong ví dụ phía dưới trigger sẽ kích hoạt khi đối tượng thanh toán sản phẩm.

Sử dụng dataLayer để kích hoạt mỗi sự kiện thương mại điện tử tương ứng, mỗi đối tượng có khóa sự kiện riêng. Bằng cách này, bạn có thể tạo trình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh cho giá trị sự kiện này để kích hoạt thẻ vào đúng thời điểm. Và nhận được dữ liệu tương ứng.

Các hành động tham khảo

Các hướng dẫn sau đây trình bày cách lập dataLayer và Google Tag Manager để đo lường các hành động thương mại điện tử trong GA4.

Kèm mỗi hành động này sẽ kèm theo các ví dụ trực quan. Các ví dụ sẽ được tracking trên trang (https://support.isharedigital.com/shop/) bạn có thể tham khảo để dễ hình dung hơn.

SELECT_ITEM

Sự kiện select_item được gửi khi người dùng thực sự nhấp hoặc chọn một sản phẩm sau khi xem sản phẩm đó trong danh sách sản phẩm.

Thành phần dataLayer

Một đối tượng dataLayer mẫu cho sự kiện select_item có thể trông như thế này. Tham khảo tài liệu chính thức

window.dataLayer = window.dataLayer || [];
window.dataLayer.push({
    'event': 'select_item',
    'ecommerce': {
        'items': [{
            'item_name': 'Donut Friday Scented T-Shirt', // Name or ID is required.
            'item_id': '67890',
            'item_brand': 'Google',
            'item_category': 'Apparel',
            'item_category_2': 'Mens',
            'item_category_3': 'Shirts',
            'item_category_4': 'Tshirts',
            'item_variant': 'Black',
            'item_list_name': 'Search Results',
            'item_list_id': 'SR123',
            'index': 1,
            'quantity': 1,
            'price': '33.75'
        }]
    }
});

Các thông số bắt buộc là item_name hoặc item_id. Lưu ý: mặc dù các thông số còn lại không bắt buộc nhưng bạn nên cố gắng cung cấp càng nhiều thông số càng tốt. Nó giúp bạn có nhiều dữ liệu hơn để hiểu doanh nghiệp của bạn hoạt động như thế nào.

Cấu hình thẻ

Trước khi cấu hình thẻ bạn cần thiết lập biến dataLayer trên GTM để nhận dữ liệu từ dataLayer bạn thiết lập trước đó trên website. Bằng cách:

  • Tạo biến mới
  • Chọn loại biến: Data Layer
  • Nhập tên biến Data Layer: ecommerce.items (tùy trường hợp mà tên biến dataLayer này có thể thay đổi, đây chỉ là ví dụ. Bạn có thể xem ví dụ cụ thể bên dưới)

Tiếp theo bạn tạo thẻ mới:

  • Loại thẻ: GA4 Event
  • Cấu hình thẻ: bạn chọn tên thẻ của GA4
  • Event name: select_item
  • Thông số sự kiện: tên items, giá trị bạn chọn tên biến vừa tạo ở bước trước.
  • Chọn loại trình kích hoạt: select_item (tham khảo tạo trình kích hoạt)

Đảm bảo rằng bạn đặt trường tên sự kiện thành select_item.

Bạn nhớ chọn trình kích hoạttrình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, đặt thành giá trị của khóa sự kiện trong đối tượng được dataLayer (trong ví dụ trên, nó sẽ là select_item).

Xem trước và kiểm tra lỗi

Bằng cách sử dụng công cụ xem trước và gỡ lỗi của Google Tag Manager bạn có thể kiểm tra cài đặt của mình đã đúng với từng sự kiện chưa như hình bên dưới.

Trong ví dụ về sự kiện select_item, nếu cài đặt đúng bạn sẽ nhận được trình kích hoạt select_item cùng với đó kích hoạt thẻ sự kiện select_item và các giá trị của nó.

Với ví dụ này bạn để ý sự kiện kích hoạt ở vị trí số 10 là select_item. Đồng thời sau khi người dùng chọn một sản phẩm website sẽ chuyển hướng đến trang chi tiết sản phẩm đó, và sự kiện view_item (14) sẽ được kích hoạt giống như ví dụ này.

Ví dụ này đã lượt bỏ một số giá trị của dataLayer để phù hợp với trang demo shop của iSharedigital.

VIEW_ITEM

Sự kiện view_item được gửi khi người dùng xem chi tiết của bất kỳ sản phẩm nhất định nào đó.

Thành phần của dataLayer

Đối tượng dataLayer mẫu cho sự kiện view_item có thể trông như thế này. Tham khảo tài liệu chính thức.

window.dataLayer = window.dataLayer || [];
window.dataLayer.push({
    'event': 'view_item',
    'ecommerce': {
        'items': [{
            'item_name': 'Donut Friday Scented T-Shirt', // Name or ID is required.
            'item_id': '67890',
            'price': '33.75',
            'item_brand': 'Google',
            'item_category': 'Apparel',
            'item_category_2': 'Mens',
            'item_category_3': 'Shirts',
            'item_category_4': 'Tshirts',
            'item_variant': 'Black',
            'item_list_name': 'Search Results', // If associated with a list selection.
            'item_list_id': 'SR123', // If associated with a list selection.
            'index': 1, // If associated with a list selection.
            'quantity': '1'
        }]
    }
});

Các thông số bắt buộc là item_name hoặc item_id.

Cấu hình thẻ

Đảm bảo rằng bạn đặt trường tên sự kiện thành view_item.

Thông số sự kiện bạn chọn lại tên biến dataLayer bạn tạo trước đó (vì dataLayer trả về cùng tên nên bạn có thể dùng lại, không cần phải tạo biến mới)

Bạn nhớ chọn trình kích hoạttrình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, đặt giá trị của khóa sự kiện trong đối tượng được dataLayer (trong ví dụ trên, nó sẽ là view_item). Tham khảo tạo trình kích hoạt

Xem trước và kiểm tra lỗi

Bằng cách sử dụng công cụ xem trước và gỡ lỗi của Google Tag Manager bạn có thể kiểm tra cài đặt của mình đã đúng với từng sự kiện chưa.

Trong ví dụ này là sự kiện view_item, nếu cài đặt đúng bạn sẽ nhận được trình kích hoạt view_item cùng với đó kích hoạt thẻ sự kiện view_item và các giá trị của nó.

ADD_TO_CART

Sự kiện add_to_cart được gửi khi người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, bằng cách thêm sản phẩm mới vào giỏ hàng hoặc tăng số lượng mặt hàng hiện có trong giỏ hàng.

Thành phần của dataLayer

Đối tượng dataLayer mẫu cho sự kiện add_to_cart như ví dụ bên dưới. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ tài liệu chính thức của Google

window.dataLayer = window.dataLayer || [];
window.dataLayer.push({
    'event': 'add_to_cart',
    'ecommerce': {
        'items': [{
            'item_name': 'Donut Friday Scented T-Shirt', // Name or ID is required.
            'item_id': '67890',
            'price': '33.75',
            'item_brand': 'Google',
            'item_category': 'Apparel',
            'item_category_2': 'Mens',
            'item_category_3': 'Shirts',
            'item_category_4': 'Tshirts',
            'item_variant': 'Black',
            'item_list_name': 'Search Results',
            'item_list_id': 'SR123',
            'index': 1,
            'quantity': '2'
        }]
    }
});

Các thông số bắt buộc là item_name hoặc item_id, mặc dù không bắt buộc nhưng bạn nên thêm thông số quantity để nắm được số lượng mặt hàng khách hàng thêm trong sự kiện này.

Cấu hình thẻ sự kiện add_to_cart

Đảm bảo bạn đặt trường tên sự kiện thành add_to_cart.

Thông số sự kiện bạn chọn lại tên biến dataLayer bạn tạo trước đó (vì dataLayer trả về cùng tên nên bạn có thể dùng lại, không cần phải tạo biến mới). Tham khảo tạo biến dataLayer

Bạn nhớ chọn trình kích hoạttrình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, đặt giá trị của khóa sự kiện trong đối tượng được dataLayer (trong ví dụ trên, nó sẽ là add_to_cart). Tham khảo tạo trình kích hoạt

Xem trước và kiểm tra lỗi

Trong ví dụ này trên website demo của iSharedigital, sau khi nhấn nút Add to cart. Sự kiện add_to_cart sẽ được kích hoạt và trả về các thông số liên quan tới sản phẩm. Trong ví dụ này là các thông số item_name, item_id, item_brand, item_category, quantity, price của items.

VIEW_CART

Sự kiện view_cart được gửi khi người dùng xem trang giỏ hàng.

Thành phần dataLayer

Đối tượng dataLayer mẫu cho sự kiện view_cart như ví dụ bên dưới.

window.dataLayer = window.dataLayer || [];
window.dataLayer.push({
    'event': 'view_cart',
    'ecommerce': {
        'items': [{
                'item_name': 'Triblend Android T-Shirt', // Name or ID is required.
                'item_id': '12345',
                'price': '15.25',
                'item_brand': 'Google',
                'item_category': 'Apparel',
                'item_category_2': 'Mens',
                'item_category_3': 'Shirts',
                'item_category_4': 'Tshirts',
                'item_variant': 'Gray',
                'item_list_name': 'Search Results',
                'item_list_id': 'SR123',
                'index': 1,
                'quantity': '1'
            },
            {
                'item_name': 'Donut Friday Scented T-Shirt',
                'item_id': '67890',
                'price': '33.75',
                'item_brand': 'Google',
                'item_category': 'Apparel',
                'item_category_2': 'Mens',
                'item_category_3': 'Shirts',
                'item_category_4': 'Tshirts',
                'item_variant': 'Black',
                'item_list_name': 'Search Results',
                'item_list_id': 'SR123',
                'index': 2,
                'quantity': '1'
            }
        ]
    }
});

Cấu hình thẻ

Đảm bảo bạn đặt trường tên sự kiện thành view_cart.

Thông số sự kiện bạn chọn lại tên biến dataLayer bạn tạo trước đó (vì dataLayer trả về cùng tên nên bạn có thể dùng lại, không cần phải tạo biến mới). Tham khảo tạo biến dataLayer

Bạn nhớ chọn trình kích hoạttrình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, đặt giá trị của khóa sự kiện trong đối tượng được dataLayer (trong ví dụ trên, nó sẽ là view_cart). Tham khảo tạo trình kích hoạt

Xem trước và kiểm tra lỗi

Dưới đây là ví dụ cho sự kiện view_cart.

Với số lượng sản phẩm trên, nếu bạn cài đặt đúng sẽ trả lại danh sách sản phẩm như hình bên dưới.

REMOVE_FROM_CART

Sự kiện remove_from_cart được gửi khi người dùng loại bỏ sản phẩm khỏi giỏ hàng hoặc giảm số lượng sản phẩm trong giỏ hàng.

Thành phầm của dataLayer

Đối tượng dataLayer mẫu cho sự kiện remove_from_cart như ví dụ bên dưới. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ tài liệu chính thức

window.dataLayer = window.dataLayer || [];
window.dataLayer.push({
    'event': 'remove_from_cart',
    'ecommerce': {
        'items': [{
            'item_name': 'Donut Friday Scented T-Shirt', // Name or ID is required.
            'item_id': '67890',
            'price': '33.75',
            'item_brand': 'Google',
            'item_category': 'Apparel',
            'item_variant': 'Black',
            'item_list_name': 'Search Results', // If associated with a list selection.
            'item_list_id': 'SR123', // If associated with a list selection.
            'index': 1, // If associated with a list selection.
            'quantity': '1'
        }]
    }
});

Các thông số bắt buộc là item_name hoặc item_id. Mặc dù các thành phần khác là không bắt buộc, nhưng nếu bạn thêm càng nhiều thông số thì bạn có thêm nhiều dữ liệu để phân tích.

Cấu hình thẻ

Thẻ cho remove_from_cart sẽ giống như bên dưới

Đảm bảo bạn đặt trường tên sự kiện thành remove_from_cart.

Thông số sự kiện bạn chọn lại tên biến dataLayer bạn tạo trước đó (vì dataLayer trả về cùng tên nên bạn có thể dùng lại, không cần phải tạo biến mới)

Bạn nhớ chọn trình kích hoạttrình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, đặt giá trị của khóa sự kiện trong đối tượng được dataLayer (trong ví dụ trên, nó sẽ là remove_from_cart). Tham khảo tạo trình kích hoạt

Xem trước và kiểm tra lỗi

Tiến hành kiểm tra xem việc cấu hình trả về giá trị có đúng chưa bằng cách vào giỏ hàng xóa một sản phẩm. Sau đó truy cập trình xem trước và kiểm tra lỗi. Nếu kết quả hiển thị như hình bên dưới và đúng tên và giá trị sản phẩm bạn vừa xóa, việc cấu hình của bạn đã thành công.

PURCHASE

Sự kiện mua hàng được gửi khi người dùng mua hàng trên trang web của bạn.

Thành phần của dataLayer

Đối tượng dataLayer mẫu cho sự kiện purchase như ví dụ bên dưới. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ tài liệu chính thức

window.dataLayer = window.dataLayer || [];
window.dataLayer.push({
    'event': 'purchase',
    'ecommerce': {
        'purchase': {
            'transaction_id': 'T12345',
            'affiliation': 'Online Store',
            'value': '35.43',
            'tax': '4.90',
            'shipping': '5.99',
            'currency': 'EUR',
            'coupon': 'SUMMER_SALE',
            'items': [{
                'item_name': 'Triblend Android T-Shirt',
                'item_id': '12345',
                'item_price': '15.25',
                'item_brand': 'Google',
                'item_category': 'Apparel',
                'item_variant': 'Gray',
                'quantity': 1,
                'item_coupon': ''
            }, {
                'item_name': 'Donut Friday Scented T-Shirt',
                'item_id': '67890',
                'item_price': '33.75',
                'item_brand': 'Google',
                'item_category': 'Apparel',
                'item_variant': 'Black',
                'quantity': 1
            }]
        }
    }
});

Các thông số bắt buộc transaction_idcurrency

Cấu hình thẻ

Đảm bảo bạn đặt trường tên sự kiện thành purchase.

Thông số sự kiện:

  • currency: tạo biến dataLayer với tên dataLayer (ecommerce.purchase.currency)
  • transaction_id: tạo biến dataLayer với tên dataLayer (ecommerce.purchase.transaction_id)
  • items: tạo biến dataLayer với tên dataLayer (ecommerce.purchase.items)
  • value: tạo biến dataLayer với tên dataLayer (ecommerce.purchase.value)

Bạn nhớ chọn trình kích hoạttrình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, đặt giá trị của khóa sự kiện trong đối tượng được dataLayer (trong ví dụ trên, nó sẽ là purchase). Tham khảo tạo trình kích hoạt

Xem trước và kiểm tra lỗi

Bạn truy cập vào trình xem trước để kiểm tra cài đặt đã trả về dữ liệu chính xác chưa? bạn để ý menu bên trái sẽ có tên sự kiện purchase, và thẻ sự kiện purchase được kích hoạt. Bạn nhấn vào thẻ để xem chi tiết hơn về giá trị trả về giống như khung màu xanh trên hình phía dưới.

CÒN NỮA

Trên đây là những sự kiện ví dụ để bạn hiểu hơn về cách thiết lập thương mại điện tử Google Analytics 4 khi dùng GTM.

Các sự kiện còn lại bạn có thể thiết lập tương tự:

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn các thiết lập các sự kiện còn lại qua tài liệu chính thức:

Tóm tắt

Các bước triển khai:

  1. Xác định hành động của người dùng cần theo dõi(xem sản phẩm chi tiết, thêm sản phẩm vào giỏ hành, xem giỏ hành, thanh toán …vv)
  2. Xác định thông số gửi kèm theo từng hành động.
  3. Thiết lập dataLayer gửi các thông số từ web lên GTM (cấu trúc sẽ gồm 2 phần chính: khóa sự kiện, thông số yêu cầu cho từng hành động được yêu cầu). Bạn có thể tham khảo các link tài liệu phía trên.
  4. Thiết lập biến dataLayer nhận dữ liệu các thông số được gửi lên từ website khi có hành động khớp với sự kiện đã thiết lập (như hành động thêm sản phẩm vào giỏ hàng sẽ có khóa sự kiện “add_to_cart“, thông số bắt buộc gửi kèm item_name, item_id, và các thông số khác nhưng không bắt buộc)
  5. Thiết lập trình kích hoạt (trigger) trong GTM cho từng hành động cụ thể theo khóa sự kiện (ví dụ khi người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, khóa sự kiện add_to_cart sẽ được gửi. Bạn tạo trình kích hoạt sự kiện tùy chỉnh, nhập tên sự kiện add_to_cart)
  6. Tạo thẻ sự kiện GA4, nhập tên sự kiện, thông số của sự kiện, trình kích hoạt.
  7. Xem trước và kiểm tra lỗi, bước này sẽ giúp bạn kiểm tra cài đặt của bạn có vấn đề gì không trước khi xuất bản các thiết lập cho sự kiện thương mại điện tử GA4 trền Google Tag Manager.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này bạn hiểu được cách hoạt động của từng sự kiện, thông số nào bắt buộc thông số không, quy trình triển khai như thế nào? Nó sẽ giúp ích cho bạn khi triển khai không phải gặp quá nhiều khó khăn khi cấu trúc website không có một số thông số cần tracking từ dataLayer mẫu thương mại điện từ GA4 đề xuất.

Bạn sẽ muốn bắt đầu thu thập dữ liệu GA4 càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho sự chuyển đổi cuối cùng từ Universal Analytics sang Google Analytics 4. Tại thời điểm đó, càng có nhiều dữ liệu lịch sử, bạn càng biết rõ cách hoạt động của doanh nghiệp của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi
Tôi tin rằng chìa khóa để thành công trong digital marketing nằm ở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập theo dõi tracking và thu thập dữ liệu hiệu quả, để hiểu hành vi người dùng của từng nền tảng quảng cáo. Nó giúp tôi tự tin hơn trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Mỗi con số, mỗi phân tích đều giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng: không chỉ đạt được kết quả, mà còn có khả năng mở rộng vượt trội.
Để lại một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version