Data-driven marketing là xu hướng chuyển đổi tất yếu của các doanh nghiệp trong thời đại mới. Vậy làm thế nào để biến cơ sở dữ liệu thành động lực tăng trưởng, đâu là những yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc để ‘lướt’ trên sức mạnh của xu thế này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Data-driven marketing là gì trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh?
Dù bạn có để ý hay không, ngày nay mọi hoạt động của chúng ta từ những nội dung đang xem, thức ngon sẽ ăn, món đồ muốn mua, phong cách theo đuổi, tất cả đều bị điều hướng bởi các hoạt động marketing. Có thể nói, hàng ngày chúng ta đang bị bủa vây bởi hàng trăm, hàng ngàn các thông điệp, các nguồn cảm hứng theo nhiều cách khác nhau nhằm ‘tắt đi lý trí’ và chi phối ‘trái tim tùy hứng’ vốn không thể kiểm soát của mỗi người.
Vấn đề là giữa hàng trăm các thông điệp truyền đi, chỉ có vài 3 ‘nhắn nhủ’ chạm đến được tâm trí khách hàng. Hãy kiểm tra nhanh nhé, đâu là 5 quảng cáo đã tiếp cận bạn trong ngày hôm qua và thông điệp của họ là gì? Không dễ chút nào phải không?!
Thay vì để các thông điệp tản mác khắp nơi một cách ngẫu hứng, vai trò của data-driven marketing là ‘connect the dots’ – hay xâu chuỗi các quy trình/ hoạt động marketing lại dưới một góc nhìn và đưa ra các chỉ dẫn: đâu là thứ khách hàng đang quan tâm, đâu là những phân mảng doanh nghiệp nên tập trung khai phá…!
Marketing dựa trên số liệu là một tư duy không mới nhưng lại không dễ triển khai trong quá khứ. Một phần do rất kho để nhắm chuẩn đối tượng mục tiêu cũng như mang đến những trải nghiệm mang tính cá nhân cao. Một phần nguyên nhân đến từ việc rất khó để ‘ghi công’ cho các kênh truyền thông, quảng cáo – mỗi kênh đóng góp bao nhiêu vào kết quả cuối cùng.
Data- driven marketing giải quyết đồng thời cả 2 bài toán trên. Nếu triển khai đúng, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp
- Tiếp cận đúng đối tượng, đúng thời điểm với đúng thông điệp và tạo ra những ‘cú huých’ kịp thời giúp họ đẩy nhanh quá trình đưa ra quyết định. Hầu hết các marketer đều đang cố làm điều này bằng các giả định và kinh nghiệm qua các chiến dịch performance marketing, nhưng để giảm bớt sự cảm tính và toàn diện hơn, sớm hay muộn doanh nghiệp vẫn cần đến sự hỗ trợ từ các hệ thống quản lý dữ liệu.
- Đánh giá cụ thể tính hiệu quả của từng kênh, đóng góp cụ thể của mỗi nền tảng vào từng giai đoạn trong hành trình khách hàng (customer journey), từ đó làm ra những điều chỉnh tối ưu.
Đặc biệt trong giai đoạn còn nhiều biến số như hiện nay, mỗi quyết định đưa ra đều cần đảm bảo về tính hiệu quả. Vậy làm thế nào để chứng minh về tính hiệu quả đang được nói tới. Hầu hết các CMO đều gặp vấn đề này trong các cuộc họp hay đề xuất đưa ra. Ta có thể đưa ra nhiều giả định hay đơn giản là dập khuôn vào những hình thức phổ biến trên thị trường/ từ đối thủ, tuy nhiên bước qua ‘thực tại bình thường mới’, sẽ rất khó có một chuẩn mực cụ thể nào.
Triển khai các thử nghiệm, thí điểm hay chiến dịch dựa trên nền tảng dữ liệu – chẳng hạn như đào sâu vào các dữ liệu thu thập từ website, hành vi sử dụng trên app, những yếu tố của sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng doanh nghiệp có thể đưa ra những khuôn mẫu khách hàng điển hình (persona) và chiến lược tiếp cận họ cũng như những số liệu phù hợp để diễn giải và chứng minh sự đóng góp của các hoạt động marketing trong các chỉ số tăng trưởng.
Các thách thức lớn khi đặt cơ sở dữ liệu làm trung tâm cho các hoạt động marketing
Dù hồ sơ hóa dữ liệu khách hàng đang trở thành xu hướng quan trọng trong marketing, đặc biệt là với các ngành hàng khó cần nhiều thời gian suy ngẫm cân nhắc như B2B, các dịch vụ, sản phẩm cao cấp…, vẫn có không ít thách thức còn tồn đọng. Trong đó, điều khó khăn nhất là xử lý dữ liệu.
Xử lý dữ liệu nghe thì đơn giản nhưng lại là là vấn đề tương đối phức tạp khi doanh nghiệp cần cân bằng đồng thời cả 2 khía cạnh sau đây:
- Khai thác tiềm năng và tính hữu ích từ các thông tin, hành vi mang tính cá nhân
- Nhưng không xâm phạm nhu cầu riêng tư của khách hàng trong quá trình sử dụng
Nghĩ thử mà xem, bạn sẽ không muốn thông tin cá nhân của mình bị ‘lan tỏa’ khắp nơi và ai cũng có thể sử dụng chúng để chi phối bạn phải không?
Dù tính riêng tư về dữ liệu ở một mức độ nào đó không phải là yếu tố được quá cân nhắc bởi các marketer Việt nhưng nếu chúng ta đang chơi theo ‘luật chơi quốc tế’ bởi các nền tảng quốc tế (Google, Facebook…) thì sớm hay muộn ta cũng phải tuân theo các nguyên tắc ‘chính đạo’. Để ứng dụng data-driven marketing làm động lực tăng trưởng nhưng không xâm phạm tới tính riêng tư mỗi người, doanh nghiệp nên bắt đầu với những câu hỏi sau trước khi ‘sờ’ vào dữ liệu:
- Đánh giá về mức độ nhạy cảm của sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp chuẩn bị quảng cáo
- Đánh giá về mức độ nhạy cảm của các hành vi/ sự kiện sẽ kích hoạt nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn
- Đâu là những dữ liệu sẽ sử dụng để ‘định nghĩa’ các bối cảnh trên
- Đâu là cách sản phẩm/ dịch vụ sẽ xuất hiện trên thông điệp của bạn
- Cân nhắc về những trường hợp xấu nhất khi cách tiếp cận của bạn làm khách hàng cảm thấy bị làm phiền.
Ngoài ra như đã đề cập đến trong bài viết ‘Chiến lược digital marketing hiệu quả sau cuộc đại thanh lọc third-party-cookie’, doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc:
- Thông báo và hỏi trực tiếp khách hàng về việc liệu họ có cho phép thu thập dữ liệu của mình hay không. Điều này có thể phi lý khi mới nghe nhưng nếu những giá trị bạn đang cung cấp ‘đủ hấp dẫn’, họ sẽ sẵn lòng cho phép. Đó cũng là lý do vì sao trong 1 năm trở lại, khi vào website quốc tế bạn liên tục nhận được những câu hỏi như: ‘đâu là những cookie bạn cho phép thu thập’.
- Kết hợp cùng các digital marketing agency hoặc đội chuyên gia trong nhà với thế mạnh về tech và marketing để phát triển các hệ thống thu thập dữ liệu giúp phóng to các nhu cầu, đặc tính của khách hàng và tối thiểu hóa những hành vi động chạm tới sự riêng tư của họ!
Đa phần khi nói về hệ thống quản trị dữ liệu cho các hoạt động marketing và sales, đây vẫn là lĩnh vực khá mới và chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên điều này cũng giống như thời kỳ bùng nổ của ‘internet’ vậy, sớm hay muộn, các nhãn hàng cũng phải rời bỏ những tư duy cũ để ‘số hóa’. Giờ cũng vậy, sớm ứng dụng các hệ thống hỗ trợ và chuyển đối mô hình theo hướng data-driven marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiến một bước nhanh hơn đối thủ!
Data-driven Marketing bắt đầu từ đâu?
Data-driven marketing là quy trình thu thập, quản trị và phân tích dữ liệu để biến các con số nhàm chán thành các insight ‘thay đổi thế giới’. Cùng với sự phát triển của AI, các tính năng này ngày càng được hoàn thiện và có thể triển khai theo thời gian thực, qua đó giúp bộ phận marketing:
- Tìm ra những insight mới và sự thay đổi trong các hành vi cũ, đặc biệt là sau các đợt giãn cách xã hội
- Tối thiểu hóa thời gian phân tích insight thông qua tốc độ xử lý thông tin vượt trội với các quy trình tự động và sự hỗ trợ của AI – những hoạt động sẽ thay thế cho các thao tác thủ công và hạn chế việc sa đà vào những góc nhìn cảm tính trong ‘nghiền ngẫm’ dữ liệu
- Kết nối những mảnh ghép vụn vặt từ nhiều kênh khác nhau để tìm ra điểm yếu cần khắc phục và cơ hội để tối ưu tính hiệu quả – chi phí trên từng kênh và chiến lược tổng thể.
Theo sự phát triển của công nghệ, data-driven marketing là xu hướng ngày càng trở nên đa dạng từ việc đưa ra các định hướng chiến lược hoặc tối ưu quảng cáo cho tới các hoạt động hỗ trợ sales.
Để khai thác tối đa tối đa tiềm năng của việc ứng dụng data-driven marketing vào làm mới mô hình, doanh nghiệp có thể cân nhắc theo 2 khía cạnh: Xây dựng hệ thống và phát triển ứng dụng!
Xây dựng hệ thống:
- Phát triển hệ thống giúp đơn giản hóa quá trình nghiền ngầm, phân tích thông tin đồng thời khai thác tối đa khả năng ‘tính toán’ và tổng hợp của ngành khoa học dữ liệu
- Liên tục cải tiến các hệ thống mới theo các bước tiến trong công nghệ
Phát triển ứng dụng:
- Sử dụng các nền tảng thông tin đã phân tích để làm điểm tựa cho các quyết định tự động như gửi email marketing, remarketing, đo lường xác suất thành công của mỗi đối tượng…
- Hỗ các chiến lược nội dung để tạo ra những trải nghiệm độc nhất với tính cá nhân cao
Sẽ là một chiến dịch lớn và không có điểm dừng để phát triển các hệ thống trên. Thế nhưng thay vì ‘tự tay làm nấy’ các hệ thống quản trị dữ liệu, doanh nghiệp nên cân nhắc tới việc thuê các nền tảng và tính năng từ nhà cung cấp ngoài. CRM làm một trong những hệ thống nền tảng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc bởi lẽ:
- Hệ thống có khả năng đấu nối với hầu hết mọi ứng dụng nền tảng doanh nghiệp đang sử dụng, giúp gắn kết tất cả dữ liệu đang có một cách đơn giản mà không làm đứt đoạn quy trình
- Hệ thống liên tục được cập nhập các tính năng mới, giúp doanh nghiệp không bao giờ ‘chậm bước’ trong cuộc đua khi mà marketing và kinh doanh có quá nhiều công cụ hỗ trợ.
- Hệ thống được phát triển đa dạng theo từng nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp ngân sách của mọi quy mô.
Để có góc nhìn rõ hơn về các mặt lợi hại của việc nên chăng tự mình phát triển các hệ thống số, bạn có thể dành vài phút xem thêm tại bài viết sau: Nên tự phát triển hệ thống CRM riêng hay thuê ngoài từ công ty dịch vụ.
Lời cuối, CRM là hệ thống có vai trò cốt lõi trong việc triển khai các xu hướng ‘data-driven marketing’. Tuy nhiên, không phải hệ thống CRM nào cũng đa năng và tối ưu cho mọi ngành hàng mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mỗi phần mềm có một lợi thế riêng. Bởi thế trước khi tìm kiếm hay so sánh các hệ thống CRM phù hợp, doanh nghiệp nên bắt đầu từ những câu hỏi nội tại: bạn cần CRM cho những quyết định gì.
Đôi lúc doanh nghiệp sẽ chỉ cần một vài tính năng cơ bản, đôi lúc yêu cầu công việc lại đòi hỏi những hệ thống chuyên sâu. Là digital marketing agency thiên về dữ liệu và các hệ thống số, nếu bạn đang tìm kiếm những phương thức ‘lý tính’ hơn trong triển khai marketing, hãy chia sẻ cho iSharedigital những mục tiêu, thách thức của doanh nghiệp để được tư vấn về những CRM phù hợp nhé!
Chia sẻ với chúng tôi tại đây nếu bạn cần hỗ trợ tự vấn!