Báo cáo chuyển đổi Acquisition trong Google Analytics

35 Phút Đọc

Báo cáo chuyển đổi Acquisition là gì

Báo cáo chuyển đổi Acquisition trong Google Analytics cho biết người dùng đã truy cập vào website thông qua nguồn dữ liệu nào và họ đã có những hoạt động nào trước khi xảy ra hành động chuyển đổi, chẳng hạn từ quảng cáo Google hay từ các trang mạng xã hội … Đồng thời báo cáo chuyển đổi Acquisition cũng chỉ ra những chỉ số mà Google Analytics thu thập được thông qua các hoạt động của người dùng từ trước khi vào website cho đến khi thoát khỏi trang web. Báo cáo chuyển đổi Acquisition là một trong những phần quan trọng thuộc công cụ thu thập và phân tích dữ liệu Google Analytics mà hầu hết các nhà marketers đều phải nắm vững trước khi muốn tối ưu các chiến dịch và đưa ra giải pháp marketing phù hợp cho doanh nghiệp.

Tại sao phải xem báo báo chuyển đổi Acquisition

Phân tích dữ liệu người dùng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình tối ưu và đưa ra giải pháp phát triển doanh nghiệp. Các chỉ số quan trọng cần quan tâm như số lần chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian xảy ra chuyển đổi, các thông tin về demographic của người dùng…đều được thể hiện trong báo cáo chuyển đổi Acquisition. Nhà marketers có thể phân tích hành vi người dùng online dựa vào dữ liệu thống kê được từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả của các chiến dịch đồng thời giúp nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định sáng suốt.

Cách xem báo báo chuyển đổi Acquisition

Truy cập vào tài khoản Google Analytics, tại menu bên trái nhấp chọn tab Acquisition

Tham khảo: Cách Tạo Tài Khoản Google Analytics

Các chỉ số trong báo cáo chuyển đổi Acquisition

Overview

Phần tổng quan của báo cáo chuyển đổi Acquisition giúp các marketers nắm tổng quan các chỉ số về nguồn truy cập, số lượng user ở mỗi kênh theo ngày hay phần trăm tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu theo ngày… Marketers hoàn toàn có thể dựa vào những chỉ số này để có nhận định tổng quan nhất về hiệu quả của các nguồn truy cập. Nhờ vào đó sẽ xác định được đâu là kênh mang lại hiệu quả và những kênh nào cần được tập trung cải thiện nhiều hơn.

All traffic

All traffic cung cấp nội dung về nguồn dẫn người dùng đến với website, những thông tin chi tiết về hành vi của người dùng biểu đạt ở các hạng mục Channels, Treemaps, Source/Medium, Referrals.

Channels

Channels – thể hiện nhóm các kênh mà người dùng đã truy cập trước khi vào website theo khoảng thời gian đã chọn. Nhóm các kênh được hệ thống Google Analytics mặc định thống kê bao gồm Organic search, Social, Direct, Referral và Paid search.

  • Organic search: những lượt truy cập vào website thông qua hình thức tìm kiếm không phải trả phí trên các công cụ tìm kiếm
  • Social: những lượt truy cập vào website thông qua kênh social như Facebook, Linkedin…
  • Direct: những lượt truy cập bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ url của trang web mà không thông qua bất kỳ kênh nào khác.
  • Referral: những những lượt truy cập thông qua những backlink được gắn trên những website khác.
  • Paid search: là những lần người dùng truy cập thông qua quảng cáo online của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc …

Các thông tin về hành vi online của người dùng được phân loại thành 03 cột chính gồm Acquisition, Behavior và Conversion. Tại đây marketers hoàn toàn xem được những thông tin chi tiết như số lượng người dùng mới, số phiên, tỷ lệ bounce rate, số lượng mục tiêu đã đạt được trong khoảng thời gian cụ thể…

Ngoài ra, tại phần Primary Dimension, marketers có thể lựa chọn các bộ lọc về source, medium hoặc những thông tin khác như tên trình duyệt mà người dùng đăng nhập kèm với số lượng users tương ứng, hoặc tên thành phố, ngôn ngữ mà người dùng sử dụng khi họ truy cập vào website…

Treemaps

Treemaps là một dạng báo cáo nằm trong thẻ All traffic của báo cáo chuyển đổi Acquisition report cho phép marketers có thể xem các chỉ số dưới dạng hình ảnh trực quan. Chỉ số như số lượng user và bounce rate tương ứng cho từng nguồn traffic theo khoảng thời gian đã chọn … giúp marketers đánh giá tổng quan các chỉ số theo cách trực quan, từ đó đưa ra được nhận định tổng quan về tình hình của các nguồn truy cập.

Source/Medium

Đây là phần đáng dành được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp, thông qua chỉ số Source/medium marketer hoàn toàn xác định được nguồn truy cập và medium có mang lại hiệu quả cao cũng như nguồn nào cần cải thiện. Đối với những doanh nghiệp có tracking sâu chẳng hạn như tracking đăng ký điền form, hay tracking cuộc gọi… thì dựa vào thông tin được thống kê tại source/medium, marketers hoàn toàn có thể nhận định được hiệu quả của từng nguồn.

Bên cạnh đó, menu Secondary dimension hoàn toàn là một vũ khí lợi hại giúp quá trình phân tích các chỉ số được sát sao, thông minh hơn, giúp marketers có những đánh giá chính xác và đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp.

Referrals

Referrals report trong thẻ All traffic chỉ ra các nguồn traffic mà tại đó người dùng nhấp vào link sẽ được dẫn về website của doanh nghiệp. Link referrals hay còn gọi là link giới thiệu có thể được gắn tại nhiều website khác nhau. Lưu ý rằng, việc link referrals được gắn tại website nào cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp bạn đối với các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google. Nếu website đặt link referrals có chất lượng và được Google đánh giá cao thì website của doanh nghiệp bạn cũng sẽ ảnh hưởng theo hướng tích cực và ngược lại.

Để có được dữ liệu tại phần Google Ads này, doanh nghiệp cần liên kết tài khoản Google Ads với tài khoản Google Analytics nhằm kết nối dữ liệu từ các chiến dịch chạy quảng cáo của Google Ads. Đây là phần cung cấp nhiều thông tin một cách chi tiết về từng chiến dịch, hành vi hoạt động online trong ngày của người dùng, giá của mỗi lượt click hay mỗi lần hoàn thành mục tiêu…

Tham khảo: Liên kết tài khoản Google Analytics và Google Ads

Campaigns

Chuyên mục campaigns trong thẻ Google Ads của báo cáo chuyển đổi Acquisition được đánh giá là phần quan trọng và được xem nhiều trong quá trình phân tích dữ liệu tối ưu. Tại đây sẽ tổng hợp tất cả thông tin của các chiến dịch quảng cáo từ Google trong khoảng thời gian đã chọn. Những chỉ số cơ bản như Click, CPC, Cost… cho đến những chỉ số nâng cao hơn như Goal, Goal Conversion Rate… đều được thống kê tại đây.

Khi so sánh từng chỉ số tương ứng với từng chiến dịch, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tổng quan chiến dịch nào hoạt động có hiệu quả và chiến dịch nào cần cải thiện. Chẳng hạn chiến dịch A có giá một lượt đăng ký để lại thông tin CPL cao hơn chiến dịch B trong cùng thời gian và ngân sách. Vậy marketers sẽ biết nên đẩy mạnh chiến dịch B và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chiến dịch A chưa hiệu quả, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho chiến dịch nói trên.

Tại menu Secondary Dimension, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khám phá một cách chi tiết những thông tin xoay quanh một chiến dịch quảng cáo Google bất kỳ như thời gian nào trong ngày có xảy ra chuyển đổi, loại thiết bị có nhiều lượt truy cập nhất… Tất cả sẽ được thống kê nhằm giải quyết bài toán tối ưu cho doanh nghiệp.

Treemaps

Hạng mục treemaps trong tab Google ads của báo cáo chuyển đổi Acquisition giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình hoạt động của tất cả các chiến dịch quảng cáo Google bằng việc hình ảnh hóa các thông số dữ liệu của từng chiến dịch như số lượng User, số lượt Click… bằng những dải màu khác nhau theo cấp độ từ thấp đến cao.

Sitelinks ở đây chính là sitelink extension trong trình quảng cáo Google ads được kết nối vào báo cáo chuyển đổi Acquisition. Tại đây, sitelinks đưa ra những dữ liệu tương ứng có liên quan như số click chuột vào từng sitelinks, số chuyển đổi xảy ra khi nhấp vào sitelinks…

Cụ thể như hình bên dưới, sitelinks với tên Liên hệ có ID là 56493715272 đã được nhấp vào 22 lần với tổng chi phí là 63,220đ và có 02 chuyển đổi đã xảy ra chiếm 2.2% và có tỷ lệ chuyển đổi là 11.11% trong khoảng thời gian được chọn.

Các chỉ số đi kèm với sitelinks giúp doanh nghiệp đánh giá được đâu là sitelink extension hiệu quả cần giữ lại và những sitelink extension nào cần tối ưu. Nhà marketers cũng có thể thực hiện những thử nghiệm với những sitelink extension khác nhau, từ đó duy trì những sitelink extension hiệu quả.

Bid adjustments

Điều chỉnh giá thầu là chỉ số phản ánh những cài đặt về thay đổi giá thầu tương ứng với những điều chỉnh trong cài đặt của trình quản lý quảng cáo Google ads. Giá thầu có thể được điều chỉnh theo thiết bị, theo khu vực hay theo lịch trình các ngày trong tuần… nhằm tối ưu mục tiêu quảng cáo.

Bid adjustments trong báo cáo chuyển đổi Acquisition thống kê những chỉ số liên quan có trong một chiến dịch quảng cáo ứng với điều kiện giá thầu kèm theo. Nhà quảng cáo có thể dựa vào những chỉ số này để đánh giá hiệu quả chiến dịch theo từng loại giá thầu khác nhau và có những điều chỉnh phù hợp.

Keywords

Hạng mục keywords là nơi thể hiện hiệu suất của những từ khóa đang được chạy quảng cáo Google. Mỗi từ khóa sẽ tương ứng với những giá trị đi kèm khác nhau như hình bên dưới. Nhà marketers có thể dựa vào những chỉ số thống kê của mỗi từ khóa như số lượng chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, giá thầu, số nhấp chuột, số trang xem trên một phiên… để so sánh hiệu quả của các từ khóa với nhau.

Dựa vào đó, doanh nghiệp hoàn toàn xác định được những từ khóa mang lại hiệu quả cao trong chiến dịch và đâu là những từ khóa cần xem xét cải thiện.

Search queries

Search queries là những cụm từ mà người dùng đã tìm kiếm và nhấp vào quảng cáo trên Google của doanh nghiệp. Những chỉ số như click, chuyển đổi… của mỗi cụm từ tìm kiếm là khác nhau và biểu thị cho hiệu suất của mỗi cụm từ tìm kiếm khác nhau. Nhà quảng cáo có thể dựa vào kết quả thống kê của những cụm từ tìm kiếm này để tối ưu cho chiến dịch quảng cáo tương ứng.

Trường hợp cụm từ tìm kiếm có nhiều lượt chuyển đổi thì nhà quảng cáo có thể thêm cụm từ ấy làm từ khóa cho chiến dịch. Ngược lại, với những cụm từ tìm kiếm gây tốn chi phí nhưng không mang lại chuyển đổi thì có thể lược bỏ bằng cách đưa vào danh sách từ khóa phủ định. Ngoài ra, dựa vào cụm từ tìm kiếm, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của người dùng, từ đó cung cấp những nội dung quảng cáo phù hợp để tối đa hiệu suất chiến dịch.

Hour of day

Khung giờ trong ngày là chỉ số giúp nhà quảng cáo đánh giá được những khung giờ nào quảng cáo được phân phối mang lại hiệu quả cao và ngược lại khung giờ nào không có hiệu quả. Chẳng hạn như hình bên dưới, khung giờ 00 đạt 561 chuyển đổi và cao hơn so với khung giờ 03 với 170 chuyển đổi.

Dựa vào những chỉ số được thống kê như tỷ lệ chuyển đổi, chi phí … , nhà quảng cáo có thể tối ưu hiệu suất bằng cách nâng giá thầu để quảng cáo phân phối nhiều hơn vào những khung giờ có tỷ lệ chuyển đổi cao và hạ giá thầu đối với những khung giờ có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhưng lại tốn nhiều chi phí nhằm tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Final URLs

Final URLs là link trang đích mà khi người dùng nhấp vào quảng cáo Google sẽ được dẫn về. Thông thường, mỗi chiến dịch gồm nhiều nhóm quảng cáo đều được dẫn về cùng một trang đích. Tuy nhiên để phân biệt được nhóm quảng cáo nào mang lại hiệu quả và nhóm quảng cáo nào cần cải thiện, doanh nghiệp nên đặt mã UTM hay mã Ref phía sau link gốc nhằm theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch.

Giả sử, chiến dịch A có 20 nhóm quảng cáo và tất cả đều được gắn mã Ref ở mỗi nhóm, thì tại tab Final URLs của báo cáo chuyển đổi Acquisition này sẽ trả về kết quả các thông số chi tiết của từng nhóm quảng cáo. Như hình bên dưới, khi so sánh nhóm quảng cáo số 8 và 9, rõ ràng nhận thấy nhóm số 8 có chi phí thấp hơn gấp 03 lần nhưng lại có xảy ra chuyển đổi, ngược lại nhóm số 9 lại không có bất kỳ chuyển đổi nào. Dựa vào những thông tin nói trên, nhà quảng cáo sẽ có cơ sở phân tích và đánh giá chính xác hiệu suất các nhóm quảng cáo đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp cho từng nhóm.

Thêm nữa, Final URLs với mã Ref có thể được gắn sâu hơn ở cấp độ mẫu quảng cáo, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất của từng mẫu và cải thiện chúng tương tự như khi gắn vào cấp độ nhóm quảng cáo.

Display targeting

Display targeting

Đây là báo cáo giúp doanh nghiệp có những nhận định tổng quan thông qua những chỉ số media của các chiến dịch quảng cáo hiển thị (GDN). Một số thứ nguyên chính có trong báo cáo này bao gồm display keywords, managed placement, topics, interests and remarketing, age, gender.

Display keywords

Sự kết hợp giữa banner quảng cáo và thứ nguyên display keywords giúp quảng cáo GDN phân phối đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Display keywords giúp nhà quảng cáo đánh giá được những từ khóa nào mang lại hiệu quả và từ khóa nào cần cải thiện hoặc loại bỏ đi.

Managed placements

Thứ nguyên này thống kê những placements mà banner quảng cáo hiển thị và những chỉ số chính yếu đi kèm như tên chiến dịch, số click, số chuyển đổi, chi phí… Dựa vào những chỉ số media đi kèm, nhà quảng cáo sẽ đánh giá được banner hiển thị ở những website hay ứng dụng nào mang lại hiệu quả tốt và ngược lại, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu phù hợp.

Topics

Thứ nguyên topics chỉ ra kết quả của những topics mà nhà quảng cáo đã chọn trong khi setup quảng cáo. Dựa vào kết quả thống kê, marketers sẽ chọn lọc ra những chủ đề được người dùng quan tâm nhiều và mang lại hiệu quả có thể đo lường được cho doanh nghiệp. Đồng thời, thứ nguyên topics cũng giúp marketers dự đoán được xu hướng những chủ đề mà người dùng có quan tâm trong tương lai, từ đó có những chuẩn bị phù hợp cho doanh nghiệp.

Interests and remarketing

Đây là thứ nguyên chỉ ra sở thích hay nhóm sở thích của những người dùng có nhấp vào quảng cáo. Bên cạnh đó, danh sách remarketing do nhà quảng cáo tạo ra trước đó với những điều kiện khác nhau như những người đã truy cập vào website trong 365 ngày qua hoặc những người truy cập nhiều hơn 3 trang… đều sẽ được hiển thị tại mục báo cáo Interests and remarketing này. Những chỉ số media được thống kê kèm theo sẽ cho doanh nghiệp biết được đâu là nhóm interest và remarketing list có mang lại hiệu quả và ngược lại. Nhờ vào báo cáo chi tiết của Interests and remarketing, marketers sẽ biết nên tập trung vào nhóm đối tượng nào để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Age, gender

Thứ nguyên tuổi và giới tính cho phép nhà quảng cáo đánh giá tổng quan số liệu của từng khoảng tuổi, dựa vào đây doanh nghiệp có thể biết được nhóm tuổi nào mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp và nhóm tuổi nào cần hạn chế chi tiền quảng cáo. Tương tự, hiệu quả của nhóm giới tính cũng sẽ được thống kê thông qua những số liệu media như số chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí cho mỗi chuyển đổi …

Video campaigns

Tại báo cáo video campaigns, số liệu thống kê của các chiến dịch video sẽ hiển thị tại đây nhằm thông tin đến người dùng hiệu quả riêng của mỗi chiến dịch. Khác với chiến dịch tìm kiếm, chiến dịch quảng cáo video có mục tiêu hướng đến đa phần là brand awareness nhiều hơn thay vì là tạo ra chuyển đổi khách hàng. Những chỉ số về số lượt xem có trả phí, chi phí cho mỗi lượt view… sẽ được thống kê chi tiết cho từng chiến dịch, dựa vào đó, nhà quảng cáo có thể xác định đâu là video có sức thu hút khách hàng hơn hoặc định dạng video cũng như định dạng quảng cáo nào sẽ mang lại nhiều phần lợi ích hơn cho người dùng và cả doanh nghiệp.

Shopping campaigns

Một định dạng quảng cáo khác của Google chính là quảng cáo mua sắm, những shopping campaigns đều hướng đến mục tiêu thu hút người dùng mua sản phẩm, tạo ra chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp. Những chỉ số cần quan tâm đối với chiến dịch mua sắm bao gồm như số đơn hàng đã được mua, giá trị của các đơn hàng… Dựa vào những chỉ số này, marketers sẽ tính toán được hiệu quả mang lại của từng chiến dịch so với số tiền quảng cáo đã bỏ ra và cân nhắc việc tiếp tục hay ngừng lại đối với một số trường hợp quảng cáo đặc biệt.

Bên cạnh đó, khi biết được đối tượng khách hàng sẽ đặt mua trên các chiến dịch shopping có đặc điểm thế nào cũng như khoảng ngân sách mà họ sẵn sàng chi tiêu online cho một đơn hàng là bao nhiêu sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được bước phát triển tiếp theo trong tương lai, từ đó có sự chuẩn bị phù hợp ở thời điểm hiện tại.

Search Console

Để xem được báo cáo search console, trước hết bạn cần liên kết tài khoản Google Analytics và Search Console với nhau. Search console thống kê các chỉ số tương tác của người dùng với website chẳng hạn từ khóa mà họ dùng để tìm kiếm hay thiết bị họ đã sử dụng… Báo cáo search console trong Google Analytics bao gồm 4 hạng mục chính: landing page, countries, devices và queries.

Landing page

Đây là chỉ số giúp nhà quảng cáo nhận biết được những chỉ số media xoay quanh từng landing page và đánh giá được hiệu quả của từng url. Nhờ vào những chỉ số này, doanh nghiệp hoàn toàn nắm bắt được những nội dung mà người dùng thú vị và sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu, những nội dung nào được nhiều người click vào đọc và đâu là những nội dung có xảy ra chuyển đổi… Dựa vào những nội dung lên top, team marketing của doanh nghiệp có thể đưa ra những nhận định về chủ đề bài viết, cách dẫn dắt mạch bài, hình ảnh và format thể hiện trong bài… và rút ra kết luận về những hình thức có hiệu quả và cải tiến.

Countries

Tương tự như Landing page, báo cáo Countries sẽ thống kê hiệu suất tại từng quốc gia, dựa vào đó nhà quảng cáo sẽ biết được quốc gia nào có lượt truy cập vào website nhiều cũng như hiệu quả của các chuyển đổi tập trung tại khu vực nào là chính… để từ đó biết cách tập trung vào những quốc gia có mang lại hiệu quả.

Devices

Thêm một cách để biết đâu là thiết bị được người dùng sử dụng khi nhấp vào website và loại thiết bị nào được sử dụng nhiều nhất thông qua những chỉ số media được thống kê lại, chẳng hạn như số liệu về lượt chuyển đổi, lượt nhấp chuột … Từ đó nhà quảng cáo sẽ có thêm thông tin để tối ưu giá thầu cho các chiến dịch quảng cáo. Chẳng hạn, số lượng chuyển đổi xảy ra nhiều nhất trên thiết bị desktop và tablet là thiết bị nhận được ít chuyển đổi cũng như ít nhấp chuột nhất, suy ra marketers khi muốn tối ưu hiệu quả dựa trên thiết bị sẽ ưu tiên tập trung giá thầu cao hơn vào thiết bị desktop và có thể hạ mức giá thầu của tablet.

Queries

Queries hay search queries là những cụm từ mà người dùng đã gõ trên các công cụ tìm kiếm như Chrome, Cốc Cốc… để tìm những thông tin mà họ cần biết. Truy vấn tìm kiếm vô cùng quan trọng trong quá trình tối ưu hiệu quả online của doanh nghiệp. Dựa vào những cụm từ mà người dùng search, marketers sẽ biết được những lĩnh vực mà đối tượng người dùng đang quan tâm là gì và những chủ đề nào được tìm kiếm nhiều… Từ đó định hướng cho doanh nghiệp nên cung cấp những nội dung gì cho người dùng và điều hướng công việc với những team liên quan như team viết content.

Thêm vào đó, đối với những doanh nghiệp làm Inbound marketing, việc nắm bắt được những xu hướng tìm kiếm của người dùng là vô cùng đáng giá vì Inbound là cung cấp những nội dung có giá trị giúp người dùng giải quyết được vấn đề, là xu hướng mà thị trường đang dần chuyển dịch sang, do vậy, tận dụng cụm từ tìm kiếm để tối ưu nội dung là góp phần to lớn vào hiệu quả marketing của doanh nghiệp.

Social

Báo cáo social chỉ ra những nguồn social mà người dùng đã thông qua đó để truy cập vào website của doanh nghiệp, chẳng hạn Facebook, Zalo, Linkedin… Những thành phần có trong báo cáo social bao gồm: Overview, Network referrals, Landing pages, Conversions, Plugins và Users flow. Tương tự những phần trên, báo cáo social cũng bao gồm một vài chỉ số media như Conversion, Pageview, Session, thời gian trung bình của mỗi session, số trang trên một session hay các URL nào từ social được người dùng nhấp về website…

Ngoài ra, tại phần Users flow của báo cáo social cũng chỉ ra luồng đi của người dùng qua các trang hoặc các lần tương tác bằng hình ảnh trực quan mà nguồn gốc ban đầu là từ các nền tảng social. Dựa vào đó, nhà quảng cáo có thể nhận định được điểm drop-offs của người dùng là tại vị trí nào trên trang hay tại bước thứ bao nhiêu trong hành trình hoạt động online của họ, thậm chí marketers cũng có thể dựa vào users flow để xem những nội dung đã cung cấp hay trang bài viết nào có tỷ lệ drop-offs cao để có hướng giải quyết phù hợp.

Campaigns

All campaign

Báo cáo all campaigns thống kê lại các chỉ số media của tất cả các chiến dịch quảng cáo Google hay social có gắn thẻ UTM hoặc bất kỳ nền tảng nào có liên kết với Google Analytics. Dựa vào số liệu thống kê như số lượt chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi… nhà quảng cáo sẽ biết được những chiến dịch nào hoạt động tốt và những chiến dịch nào cần cải thiện.

Thêm vào đó, chất lượng nội dung quảng cáo cũng có thể được đánh giá thông qua hiệu quả của từng chiến dịch đặc biệt đối với những chiến dịch trên mạng xã hội Facebook. Vì Facebook quan tâm đến trải nghiệm của người dùng, do vậy mạng xã hội này đã lấy nội dung làm yếu tố trọng tâm và đánh giá rất khắt khe những mẫu nội dung được đăng tải lên. Những nội dung hướng đến người dùng sẽ được ưu tiên, do vậy có thể đánh giá chất lượng bài viết dựa trên những chỉ số media được ghi nhận lại.

Paid keywords là những từ khóa mà doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản phí cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng để truy cập vào trang web. Những thống kê media liên quan đến những từ khóa này như số lượng chuyển đổi của mỗi từ cũng như chi phí mà mỗi từ đó phải trả… giúp nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả của từng từ khóa trong từng chiến dịch và đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

Organic keywords

Organic keywords là những từ khóa mà doanh nghiệp không bị tốn phí mỗi khi người dùng search và truy cập vào website. Đối với những website thông thường không được nhiều người biết đến, lượng organic search sẽ không cao, vì vậy để thu hút người dùng và tăng lượng traffic các marketers thường tìm đến phương pháp chạy quảng cáo online trên các nền tảng tìm kiếm, social…

Trên đây là những chia sẻ của iSharedigital về các thông tin của báo cáo chuyển đổi Acquisition nhằm giúp doanh nghiệp hiểu hơn về tính năng của công cụ Google Analytics. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ Digital Marketing, mời bạn đọc comment bên dưới bài viết hoặc Đặt hẹn tư vấn ngay!

[block id=”google-analytics-checklist”]

Chia sẻ bài viết này
Theo dõi
Tôi tin rằng chìa khóa để thành công trong digital marketing nằm ở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập theo dõi tracking và thu thập dữ liệu hiệu quả, để hiểu hành vi người dùng của từng nền tảng quảng cáo. Nó giúp tôi tự tin hơn trong việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo. Mỗi con số, mỗi phân tích đều giúp tôi tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng: không chỉ đạt được kết quả, mà còn có khả năng mở rộng vượt trội.
Để lại một bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version