SEM là cách đảm bảo doanh thu ngắn hạn, cải thiện hiệu quả SEO là chiến lược đường dài để giảm bớt áp lực ngân sách khi ‘giá thầu’ từ khóa ngày càng leo thang trước sự cạnh tranh thị trường. Nếu bạn đang triển khai các hoạt động SEM song song cùng SEO, đừng để những insight vô giá bị phí hoài. Cùng iSharedigital tìm hiểu 3 cách biến SEM thành điểm tựa tối đa hiệu quả SEO trong bài viết dưới đây nhé!
Sơ lược về SEO – thứ hạng từ khóa không phải là tất cả!
Như đã nhắc đến trong bài viết ‘SEO là gì’, SEO có thể tạm hiểu là cách tối ưu thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm sao cho website doanh nghiệp luôn xuất hiện ở vị trí đầu tiên hay ít nhất, chen được một chân vào trang nhất!
Dù vậy, trang thứ hạng website lại không phải là tất cả. Làm SEO nếu chỉ tập trung vào việc tăng giảm trên bảng xếp hạng từ khóa, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội chuyển đổi khách hàng. Vì sao lại vậy? Tại sao không nên dùng thứ hạng SEO làm KPI chính? Dưới đây là một vài góc nhìn ít ai nhắc đến khi bàn về SEO:
- Keyword ranking không thể hiện đầy đủ giá trị của từ khóa: có từ khóa tự mang traffic lớn, có từ khóa ít được dùng, có từ khóa nằm ở đầu ‘phễu bán hàng’, có từ khóa nằm ở đáy phễu – khi đối tượng mục tiêu sẵn sàng cho việc chuyển đổi. Bởi vậy chỉ nhìn vào thứ hạng thôi là chia đủ, doanh nghiệp còn cần nhìn rộng hơn về vai trò của từ khóa trong bức tranh tổng về ‘hành trình khách hàng’ và sức nặng của chúng trong khả năng chuyển đổi.
- Thứ hạng từ khóa không đồng nghĩa với tỷ lệ truy cập: xếp hạng tại 3 vị trí đầu có thể nâng cao khả năng truy cập của đối tượng mục tiêu. Thế nhưng ‘chỉ thể mà thôi. Nếu chỉ dựa vào thứ hạng từ khóa, doanh nghiệp không thể nhìn được mối tương quan với đối thủ – bao nhiêu người click vào website của bạn thay vì những trang khác (share of voice – có thể đo bằng công cụ trả phí). Có rất nhiều yếu tố bên ngoài SEO ảnh hưởng đến khả năng ‘nhấp chuột’ của họ như cách đặt tiêu đề, phần mô tả… và bạn phải nhìn nhận tổng quát hơn
- Thứ hạng website – trên thực tế – không cung cấp cho bạn insight nào: thứ hạng từ khóa có thể lên, xuống bất ngờ vì nhiều nguyên do, đặc biệt là sau các đợt thay đổi thuật toán. Và khi làm mọi cách để ‘leo lên top đầu’, câu hỏi tiếp theo dành cho bạn là ‘làm gì tiếp theo’? Tối ưu các trang khác????
Thực tế, thăng hạng từ khóa vẫn là nhiệm vụ chủ chốt của SEO. Tuy nhiên, vấn đề không phải là tối ưu thứ hạng từ khóa mà là tối ưu từ khóa nào, và cách tận dụng ‘thứ hạng đó’ ra sao. Mỗi từ khóa đều có sức nặng riêng và thể hiện những mục đích tìm kiếm riêng. Hãy chắc chắn rằng:
- Nội dung họ nhận được khi vào website tương thích với nhu cầu đằng sau mỗi từ khóa. Những từ khóa dài sẽ dễ đoán hơn, những từ khóa ngắn sẽ khó giả định khi chưa có dữ liệu.
- Đừng cố bán sản phẩm/ dịch vụ tại những trang ‘viết riêng’ cho từ khóa ‘đầu phễu’. Đôi lúc, doanh nghiệp sẽ phải triển khai ‘inbound marketing’ – 1 quá trình ‘dẫn dắt’, ‘thôi miên’ dài hạn để thuyết phục đối tượng mục tiêu chi trả cho những gì bạn đề nghị
Làm thế nào để dùng SEM làm điểm tựa tối ưu hiệu quả SEO
1. Sử dụng SEM để xây dựng bộ từ khóa ưu tiên cho SEO
Khi nhìn vào báo cáo bạn sẽ thấy ngoài những từ khóa chính xác như trong danh sách ban đầu các mẫu quảng cáo còn được kích hoạt khi người dùng sử dụng những từ khóa liên quan khác khác – từ khóa dài hơn, từ khóa bao chứa hay thậm chí ‘nửa cụt, nửa què’ – chỉ dính một vài từ quan trọng. Dù không thể phủ nhận, đa phần danh sách từ khóa sẽ lẫn vào những cụm từ không mấy liên quan, tuy nhiên báo cáo chiến dịch sẽ giúp bạn mở rộng thêm nhiều keyword dài và ít cạnh tranh hơn.
Với những website mới làm SEO, thì việc bắt đầu từ tổ hợp những từ khóa dài, những từ khóa bị đối thủ bỏ quên, ít cạnh tranh nhưng traffic tốt sẽ là xuất phát điểm khá tốt. Đặc biệt nếu kiểm tra nhanh trên Google, có ít hơn 10 tiêu đề bao chứa chính xác các cụm từ trên, chắc chắn bài viết của bạn sẽ luôn nằm trên trang nhất. Hãy biến những bài viết như thế làm điểm tựa ban đầu và dần dần điều hướng người dùng tới những trang/ từ khóa quan trọng hơn!
Không chỉ dùng để phát triển danh sách từ khóa, kết quả chiến dịch từ SEM còn giúp doanh nghiệp xác định được đâu là những từ khóa ‘đáng để đầu tư’ – những từ khóa dài với hiệu quả chuyển đổi cao chẳng hạn. Hãy nghĩ mà xem, thay vì dồn vài trăm, vài triệu mỗi ngày cho 1 từ khóa, làm nội dung SEO sẽ ‘rẻ’ hơn nhiều!
Đôi lúc chỉ cần ‘lên top’ ở những từ khóa, bài viết trọng điểm cũng mang đến bước ngoặt doanh thu. Đôi lúc nỗ lực làm SEO bằng mọi giá, những bài viết top đầu lại không đem lại giá trị thực tế cuối cùng! Bởi vậy như đã đề cập trước đó, thứ hạng SEO quan trọng nhưng đó không phải là tất cả!
Giờ thì hãy ‘rà soát’ lại những từ khóa tạo ra chuyển đổi và mẫu quảng cáo tương ứng nhé, đây sẽ là kim chỉ nam cho định hướng phát triển nội dung SEO đấy!
2. Đánh giá chất lượng traffic, đánh giá chất lượng bài viết
Thuật toán SEO của Google là điều không ai dám vỗ ngực tự nhận mình biết. Tuy nhiên có 1 điều chắc chắn rằng thứ hạng SEO của một trang web phụ thuộc rất lớn vào trải nghiệm người dùng – họ có thấy nội dung của bạn hữu ích hay đơn thuần đó chỉ là một bài mang tính ‘spam’.
Những bài viết có tỷ lệ thoát cao, thời gian trên trang ngắn, chắc chắn sẽ không phải là nội dung hữu ích. Tuy nhiên vấn đề là với những bài viết mới, để có đủ dữ liệu kết luận, doanh nghiệp sẽ cần thời gian hay ít nhất phải đủ ‘traffic’.
Vậy làm sao để biết liệu bài viết của bạn có đang làm vừa lòng đối tượng hướng tới. Liệu có nên tiếp tục đi link để đẩy những bài viết đó lên? Chạy quảng cáo SEM và điều hướng về các bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều insight thú vị:
- CPC – nếu CPC thấp nhưng không đưa được người dùng vào ‘phễu bán hàng’, mọi công sức bạn đang bỏ ra đều vô nghĩa. Và thường thì theo thời gian, nếu không làm ra sự thay đổi CPC sẽ ngày càng cao. Vậy vấn đề từ đâu – từ cách dẫn dắt trong nội dung quảng cáo hay do nội dung bài viết chưa tạo được ‘trạng thái thèm muốn’ của đối tượng mục tiêu?
- Exit rate rate – chỉ số cho thấy sự đứt gãy trong việc dẫn dắt đối tượng đến những trang tiếp theo. Và nếu exit rate cao ở các trang tối ưu cho chuyển đổi – điều này có nghĩa bạn phải rà soát lại nội dung.
Nếu cứ giữ nguyên không sửa, ngay cả khi thứ hạng website tăng cao, những nội dung trên cũng chỉ có ý nghĩa về ‘brand awareness’ trong khi mục tiêu cuối cùng của SEO, một cách nào đó vẫn là giải phóng áp lực về sales!
3. A/B testing để có một CTA hoàn hảo
Khi bài viết đã thành công bước đầu trong việc ‘thuyết phục’ đối tượng mục tiêu vào website của bạn, dẫn dắt họ qua nhiều bài hoặc tạo sự thích thú trong nội dung đang đọc, nhiệm vụ cuối cùng của người làm marketing là làm thế nào để ‘chốt hạ’ thành công.
Tư vấn ngay, trải nghiệm ngay, liên hệ tôi ngay, tìm hiểu thêm… có muôn vàn CTA khác nhau và bạn không biết ‘chốt sao cho trúng’! Vậy hãy thử nghiệm bằng các chiến dịch A/B testing trên SEM với các CTA khác nhau, ít nhất bạn sẽ có những điểm tựa không còn ‘cảm tính’ hay rập khuôn máy móc đến nhàm tai!
Tóm lại SEM và SEO là 2 loại hình có nhiều tương đồng và có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau để tạo ra sự tối ưu với cùng một nỗ lực bỏ ra. Và trong thời đại khi cảm hầu hết các hình thức quảng cáo không thể tối ưu thêm nữa, đã đến lúc doanh nghiệp cần nhìn chiến lược meia dưới góc độ tổng thể để khai thác chéo dữ liệu hay ưu điểm từng kênh.
Để tìm hiểu thêm 1 vài ví dụ về cách tận dụng dữ liệu của 1 kênh làm điểm tựa chiến lược cho các kênh còn lại tại: 4 ví dụ về cách triển khai Data-Driven Marketing trong các hoạt động thực tế.